Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Trà Việt - Từ văn hóa đến kinh doanh Trà Việt - Từ văn hóa đến kinh doanh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Một búp trà chứa đựng hàm lượng văn hóa, giá trị của nó tăng lên gấp bội. Nhận thức được điều này nên đã có rất nhiều người ở Việt Nam khai vỉa văn hóa để kinh doanh trà.


Cả xã Tà Sùa hiện nay đều không có người mắc bệnh hiểm nghèo, người dân sống khỏe mạnh. Người Mông ở đây bảo cây trà là thuốc quý.
Cả xã Tà Sùa hiện nay đều không có người mắc bệnh hiểm nghèo, người dân sống khỏe mạnh. Người Mông ở đây bảo cây trà là thuốc quý.

Qua miền trà cổ

Từ TP Hà Nội, ngược quốc lộ 6 đi 130km là tới Mai Châu (Hòa Bình), cửa ngõ của vùng Tây Bắc Việt Nam. Vượt qua những con dốc dựng đứng uốn lượn ngoằn ngoèo thêm hơn 10km nữa bạn sẽ tới xã Pà Cò của người Mông.

Trà là cây bản địa mọc thành rừng từ rất lâu đời ở Pà Cò - nằm cheo leo trên các núi đá vôi, ẩn mình dưới màn sương mù dày đặc, trắng xóa. Rừng trà shan tuyết cổ thụ tồn tại nhiều đời, cây trà gốc to sum sê, mỗi gốc trà phải có 9, 10 người trèo lên hái búp cùng một lúc. Chúng tôi đến bản Trà Đáy, nơi được coi là thủ phủ của cây trà cổ Pà Cò.

Bên chén trà ngát hương, ông Sùng A Tô (77 tuổi) kể: “Tôi sinh ra đã thấy những gốc trà to 2, 3 người ôm rồi. Nghe các cụ kể lại, ngày xưa có con chim đại bàng từ đâu bay đến, ăn quả rồi nhả ra một hạt rất lạ. Hạt cây đó rơi xuống đất, lớn lên thành cây. Dân đem lá cây nhấm thử, thấy tinh thần sảng khoái, từ đó mà truyền nhau lấy lá về vò uống”. Lá cây đó chính là trà shan tuyết.

Xưa, cả vùng Pà Cò rộng lớn này là tà sùa (bãi trà), còn dãy núi Pà Háng là tẩu sùa (núi trà). Trà mọc thành rừng, ken dày đến nỗi có thể di chuyển hàng cây số trên những tán trà mà không cần đặt chân xuống đất.

Theo thống kê, hiện ở Pà Cò còn hơn 1.200 cây trà cổ từ 200 - 300 năm tuổi đã được đánh số bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng. Chúng tôi choáng ngợp trước những cây trà cổ thụ, có gốc phải 2 người trưởng thành dang tay ôm mới kín. Lá trà to, dài, xanh ngắt, đầy đặn, đen thẫm. Nhiều thân trà to, rêu xanh, nấm mốc trắng bàng bạc phủ kín gốc. Trà ở đây ngon là vì có sương mù. Trà ngậm sương mù thành tuyết. Búp trà sau khi chế biến vẫn còn một lớp lông tơ trắng chứa các vi chất có lợi cho sức khỏe.

Chúng tôi về xã Tà Sùa, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gồm toàn người Mông cư trú, nằm gọn trong những đồi trà quanh năm sương mù bao phủ. Vùng đất này có một đặc sản mà ai cũng biết, đó là những gốc trà shan tuyết cổ thụ sinh tồn ở độ cao 1.500 - 2.300m so với mực nước biển. Chốn này quanh năm mây phủ, nơi thổ nhưỡng có độ ẩm cao và khí hậu trong trẻo, mát lạnh tạo nên một hương vị đặc biệt cho cây trà mà không nơi nào có được.

Anh Phạm Vũ Khánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chè Hiệp Khánh, khai thác vùng trà Tà Sùa đã nhiều năm nay nên thông thuộc mọi ngóc ngách của chốn này. Luồn lách trong rừng suốt 3 giờ, chúng tôi lạc vào một rừng trà sừng sững. Những cây trà vạm vỡ, to cao, tán xòe như cây đa, rêu phong, địa y bám đầy từ gốc đến thân, cành, lá to, dày, búp mập mạp.

Ông Lường Duy Bân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Toàn xã Tà Sùa hiện có hơn 100ha trà, trong đó có khoảng 72ha đang cho thu hoạch. Trong số này có khoảng 1 - 2ha, tương đương 400 - 500 cây trà cổ 400 - 500 năm tuổi tập trung ở các bản Mống Vàng và Chung Chinh.

Nơi quanh năm mây phủ, có độ ẩm cao và khí hậu trong trẻo, mát lạnh nên búp trà Tà Sùa tươi mập và phủ đậm tuyết hơn so với trà cổ ở các vùng khác. Chúng tôi vào nhà chị Sùng Thị Lan, ở bản Mống Vàng. Vợ chồng chị vừa đi hái trà ở trên núi về. Trà vừa hái được bỏ vào chiếc chảo gang bên bếp lửa hồng làm héo và qua bàn tay kinh nghiệm của gia chủ, những búp trà xoăn lại theo từng nhịp vò. Việc sao trà ở Tà Sùa do người phụ nữ đảm nhiệm, truyền từ đời này qua đời khác. Trà Tà Sùa hương dịu ngọt lan tỏa, màu nước sánh vàng như mật ong mang vị chát nhẹ, hậu ngọt, thanh.

Ông Mùa A Di, 80 tuổi, ở bản Chung Chinh, nguyên Chủ tịch UBND xã Tà Sùa, cho biết: “Tập quán canh tác của người Mông phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, không bón phân, không phun thuốc, không có sự can thiệp của máy móc. Bà con ở đây rất quý cây trà Tà Sùa, bởi chính cây thuốc này đã đẩy lùi các căn bệnh hiểm nghèo của người dân. Cả xã tới nay chưa có ai mắc phải bệnh hiểm nghèo”.

Chúng tôi chuyển hướng về xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao 1.400 - 2.200m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình 200C, sương mù giăng mắc quanh năm, đất trời Suối Giàng bốn mùa mát mẻ. Khí hậu tuyệt vời ấy sản sinh ra cây trà shan tuyết. Hội tụ cả 3 yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh nên trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng trà trên cả nước. “Tôi đã đi qua 120 nước có trà trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cây trà lâu năm như ở Suối Giàng, phải chăng đây là cội nguồn của cây trà? Trà ở đây độc đáo, trong bát nước trà xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của trà trên thế giới” (Viện sĩ K.M. Djemmukhatze, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, ghi trong sổ lưu niệm của UBND xã Suối Giàng năm 1960). Còn nhà thơ Xuân Diệu đã viết: Chè Suối Giàng tôi nâng lên môi. Chát sao ngẫm nghĩ hóa ra bùi. Ngậm càng đậm ngọt dư vang mãi. Như một tình yêu bền lứa đôi.

Anh Nguyễn Đình, nhà nghiên cứu văn hóa trà, khoe với tôi việc phát hiện ra ở Suối Giàng lại có một lễ cúng trà, thường diễn ra vào mùa xuân, bắt đầu vụ trà đầu tiên của năm mới. Lễ cúng được thực hiện ngay dưới gốc cây trà cổ nhất Suối Giàng, được xác định đã tồn tại hơn 300 năm. Lễ vật cho lễ cúng gồm một con gà trống, đôi chai rượu nấu, cùng một số dụng cụ tre nứa, giấy dán… để thầy cúng cùng dân bản dựng bàn thờ dưới gốc cây trà.

Hàng năm, vào mùa xuân, người Mông ở Suối Giàng làm lễ cúng trà tổ, để mong ước một năm làm trà bội thu.

Ông Giàng A Lử, 76 tuổi, người thôn Giàng B, cho biết: “Lễ cúng trà tổ hiện nay đã được giản lược đi rất nhiều. Sau khi lập bàn thờ, tôi sẽ đem các tấm giấy trang trí tượng trưng cho vàng bạc đi hóa vàng và khấn nguyện lên thần linh, tiếp đến ban rượu cúng và chia lễ vật gồm thịt gà vừa luộc, xôi, để dân bản cùng ăn mừng, chuẩn bị bắt đầu một mùa trà với mong ước bội thu”.

Cả vùng Suối Giàng nay còn đến 293ha trà cổ thụ, hơn 2.400 nhân khẩu của Suối Giàng sống dựa vào rừng trà từ bao đời qua. Lễ cúng trà tổ như một mối dây liên kết hoàn hảo giữa các thế hệ gắn bó cùng cây trà và còn là nét văn hóa đậm đà bản sắc, góp thêm cho hành trình về vùng trà cổ thụ thêm những nét đẹp mới, như để minh chứng rằng tìm về vùng trà cổ thụ là tìm về cả một vùng văn hóa.

Khơi dòng văn hóa

Bước vào nghề trà từ hơn 10 năm trước nhưng chỉ từ năm 2007 đến nay, anh Phạm Vũ Khánh mới quyết tâm đánh thức một báu vật của đất trời Tây Bắc Việt Nam: trà shan tuyết cổ thụ. Ở đời, sức mạnh của việc truyền miệng ghê gớm thật. Đi chào hàng, chưa cần xem trà, người ta đã hỏi ngay “có phải trà Thái Nguyên không?”.

Cái câu tục ngữ “Trà Thái, gái Tuyên” đã ăn sâu vào tiềm thức bao lớp người Việt. Giở đồ nghề ra pha trà mời khách, rồi mang ảnh, clip ra giới thiệu vùng nguyên liệu trà cổ thụ, trò chuyện với khách về cách thức trồng và chế biến trà của người Mông ở các vùng Tà Sùa, Suối Giàng, Pà Cò, về phong tục tập quán của đồng bào liên quan đến cây trà cổ. Mưa dầm thấm lâu, dần dần người ta nhận ra trà shan tuyết cổ thụ không chỉ sạch, an toàn (vì đồng bào không dùng bất cứ phương pháp chăm bón nào, cứ để cây trà mọc tự nhiên thành rừng, uống sương, hút dưỡng chất đất đá mà sống) mà còn hàm chứa bao nét đẹp của cộng đồng người Mông.

Người ta uống không chỉ vì cánh trà đẹp - trắng toát như tuyết, nước trà vàng ươm, hương trà thơm ngát, vị trà chan chát rồi ngọt dịu, bền lâu mà người ta còn nhấm nháp cả tinh túy của đất trời Tây Bắc, cả nét văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc Mông can trường, lãng mạn.

“Một cân trà shan tuyết cổ thụ đắt gấp 10 lần 1 cân trà Thái Nguyên, người mua vẫn đông. Mỗi năm cây trà shan tuyết cổ thụ chỉ cho thu hoạch 3 vụ, mỗi cây hái được trung bình chỉ chừng 7 - 8kg trà tươi mà 5kg trà tươi mới làm được 1kg trà khô. Thế nên trà shan tuyết cổ thụ thật sự là một báu vật. Muốn mua được trà shan tuyết cổ thụ loại 1, khách hàng phải đăng ký trước cả tháng mới có mà thưởng thức”, anh Phạm Vũ Khánh cho biết.

Khai thác nét văn hóa của trà shan tuyết cổ thụ, Công ty TNHH Báo còn thiết kế các chuyến du lịch cộng đồng lên trải nghiệm cuộc sống thường ngày và văn hóa của đồng bào bản địa.

Bà Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Báo, cho biết: “Tháng nào chúng tôi cũng tổ chức ít nhất một chuyến đi cho khách trong và ngoài nước lên tham gia hái trà, sao trà và uống trà với đồng bào dân tộc Mông, Dao. Qua chuyến đi, du khách thấu hiểu sự vất vả của bà con để làm ra được một búp trà, thưởng thức những món ăn, thức uống chế biến từ trà, thấy được đời sống còn nhiều khó khăn nhưng lạc quan, vui tươi của đồng bào. Từ đó, góp phần tiêu thụ sản phẩm trà cũng như lan tỏa văn hóa trà đến đông đảo mọi người”.

Anh Nguyễn Hữu Hương, một khách hàng ở TP Hà Nội vừa tham gia chuyến đi Suối Giàng, tâm sự: “Đầu tiên nghe nói 1 cân trà shan tuyết cổ thụ giá 3.500.000 đồng, tôi ngỡ ngàng thốt lên “Làm gì mà đắt thế!”. Nhưng đến khi tận mắt chứng kiến, tận tay tham gia làm trà với đồng bào, tôi thấy giá đó chưa là gì cả. Càng khai thác được nhiều chất văn hóa trong trà, giá trà càng tăng, người ta càng quý trà”.

Người Trung Quốc, Nhật Bản cũng uống trà nhiều như người Việt Nam. Và họ đã nâng thói quen uống trà thành nét văn hóa, thành đạo để kinh doanh và làm ngoại giao văn hóa. Đáng mừng là điều ấy cũng đang xuất hiện ở Việt Nam.


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65112722

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July