Cầu Long Biên đã gắn liền hằng trăm năm với đời sống người dân Thủ đô Hà Nội - Ảnh: Ngô Huy Hòa
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra 3 phương án để di dời 9 nhịp cầu Long Biên nhằm bảo tồn và xây cầu mới tại vị trí tim cầu cũ nhưng đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều nhà văn hóa, giáo sư sử học đã lên tiếng bảo vệ cây cầu trước nguy cơ biến mất.
Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỉ 20, cầu Long Biên đã đi qua cuộc chiến tranh chống Pháp, Mĩ, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, bao vui buồn của đất nước và trở thành biểu tượng mỗi khi nhắc đến Thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên năm 1907 - Ảnh: Ngọc Thắng chụp lại tư liệu
Cầu Long Biên thời xưa - Ảnh: Ngọc Thắng chụp lại tư liệu
Suốt hơn 100 năm tồn tại, cầu Long Biên đã quá quen thuộc với đời sống người dân Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng chụp lại
Những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt mới hiểu hết được biểu tượng thiêng liêng của cầu Long Biên trong quá khứ, lịch sử, gợi nhắc về một thời đã qua.
Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỉ 20, với mục đích hoàn thành đường sắt vượt sông Hồng nối Hải Phòng với Lào Cai và sang Vân Nam (Trung Quốc), cầu Long Biên trở thành cây cầu thép lớn nhất Đông Dương thời đó. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, cầu Long Biên vẫn còn đó, vắt ngang sông Hồng như thực thể sống động - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Bảng kim loại khắc thời gian khởi công và hoàn thành được ghi trên cây cầu "1899-1902" - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Cầu Long Biên và cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nhìn từ trên cao - Ảnh: Ngọc Thắng
Nhịp cầu bị đứt gãy trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (năm 1965), cây cầu bị ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 2, cầu bị ném bom 4 lần, hỏng 2 trụ cầu - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Trên cầu có có cả đường dành riêng cho xe lửa - Ảnh: Ngọc Thắng
Cầu Long Biên bắc qua con đường gốm sứ, kế bên là chợ nông sản Long Biên - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Bước sang thời bình, cây cầu già nua, mang bao thương tích gánh nặng bởi tải trọng giao thông. Cầu Long Biên được sử dụng cho tàu hỏa, xe máy, xe đạp và các phương tiện thô sơ - Ảnh: Ngọc Thắng
Khung cảnh trở nên thanh bình quá đỗi thân quen trên cây cầu mỗi ngày - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Một gia đình du khách nước ngoài đến từ Pháp vãn cảnh cầu Long Biên và ghi lại những bức hình làm kỉ niệm - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Cây cầu bỗng trở nên rực rỡ trong lễ hội Ký ức cầu Long Biên - Ảnh: Ngọc Thắng
Biết bao người lao động nghèo vẫn đạp xe ngược xuôi qua cầu vào trung tâm, ra ngoại thành mưu sinh hằng ngày - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Mỗi dịp cúng ông Công, ông Táo, nhiều gia đình đến thả cá chép ngay tại cầu - Ảnh: Ngọc Thắng
Hằng ngày, bác Nguyễn Thu Gia (65 tuổi, ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) đều đặn đi tập thể dục trên cầu, sáng một chuyến và chiều một chuyến. Bác Gia chia sẻ rằng mình chưa bao giờnghĩ đến chuyện cầu Long Biên bị thay thế bằng một cây cầu khác. Cây cầu giờ đã có hồn của nó - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Cây cầu được nhiều người chọn để minh chứng cho tình yêu
Đây là một trong những cây cầu hiếm hoi ở Việt Nam, các phương tiện di chuyển phía bên trái đường - Ảnh: Ngọc Thắng
Hai du khách nước ngoài đứng trên cầu thưởng thức khung cảnh thanh bình của làng quê, nhà cửa ven sông Hồng - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Nụ cười lạc quan mưu sinh trên cầu Long Biên - Ảnh: Ngọc Thắng
Nằm dưới chân cầu bên bờ bên kia là xóm than của người lao động nghèo - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Bác Nguyễn Thị Hòa (51 tuổi, ở xóm gầm cầu Long Biên) bảo, từ khi sinh ra đã thấy cây cầu bắc qua trước mái nhà. Bác Hòa kể, sáng thức dậy ngẩng lên thấy cầu, đêm đi ngủ lại nghe tiếng còi ràu rít, đi xa lại cảm thấy nhớ nhung như một phần máu thịt, thân quen của mình - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Không xa cầu Long Biên là cầu Chương Dương bắc ngang sông Hồng - Ảnh: Nguyễn Tuấn