Theo đại diện Bảo tàng TP Cần Thơ, triển lãm về Hoàng Sa - Trường Sa “Biển đảo của Việt Nam” nhằm trưng bày và giới thiệu hình ảnh, hiện vật, giới thiệu các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Triển lãm có khoảng 70 hình ảnh và hiện vật, trong đó có nhiều hình ảnh về hải quân Việt Nam, các đơn vị pháo, bộ đội công binh đang tiếp tục xây dựng nhiều công trình trên biển đảo đang sẵn sàng chiến đấu và làm chủ Trường Sa - Hoàng Sa; nhiều hình ảnh, tài liệu thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nước từ đất liền hướng về Trường Sa - Hoàng Sa thân yêu với nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.
Tuần triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến 3/9/2012.
Khách xem triển lãm Hoàng Sa- Trường Sa "Biển đảo của Việt Nam".
Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam, Đỗ Bá soạn vẻ vào giữa thế kỷ XVII, trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác bãi cát vàng (Hoàng Sa) của chúa Nguyễn.
Bản đồ Châu Á thế kỷ XVII vẽ một phần của "Parecel" hay "bãi cát vàng" khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.
An Nam đại quốc họa đồ - bản đồ Việt Nam, kèm trong cuốn từ điểm La tinh - Việt Nam của Linh mục Jean Louis Taber xuất bản năm 1838, vẽ một phần của Paracel hay bãi cát vàng vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.
Bản đồ thời nhà Tần, thời Tam quốc, thời nhà Minh, thời nhà Thanh đều chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc. Tất cả các bản đồ cổ đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam biên giới phía Nam của Trung Quốc.
Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ XIX. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời nhà Nguyễn vẽ khoảng năm 1834, trên bản đồ có ghi 2 tên Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Thuyền buồm của đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Mộ phần Chánh đội trưởng Phạm Quang Ánh (Lý Sơn, Quãng Ngãi) được vua Gia Long phái đi đo đạt cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa năm 1815.
Ngày 26/1/1974, tại hội nghị hiệp thương Lacelle- Saint Cloud, ông Võ Đông Giang, phó trưởng đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa.
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938. Hàng chữ ghi trên bia: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816- 1938 (năm 1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Hoàng Sa, năm 1938 là năm dựng bia).
Lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa.
Hải đăng trên đảo Hoàng Sa.
Giếng nước ngọt trên đảo Hoàng Sa.
Phụ nữ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp trước năm 1940.
Tổ chiếu phim ra phục vụ quân và dân đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa.
Máy phát điện do Viện thiết kế quân sự lắp đặt trên các đảo ở Trường Sa.
Phòng trưng bày ảnh Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa.
Đảo Cô-Lin, nơi con tàu anh hùng HQ505 lao lên khẳng định chủ quyền ngày 14/3/1988 trong làn đạn địch.
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Đảng và Nhà nước gắn huân chương cho đoàn Trường Sa năm 1985.
Đảo Phan Vinh năm 1988.
Đơn vị pháo 37 ly phòng không trên đảo Phan Vinh đang luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Biệt đội tàu thuộc đoàn 125 Hải quân đi giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975.
Toàn cảnh quần đảo Trường Sa do Mỹ chụp năm 1960.
Tàu chiến của Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa Việt Nam tháng 1/1974.
Mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa.
Toàn cảnh đảo Len Đao trong cụm đảo Trường Sa.
Trụ sở UBND huyện Trường Sa.
Hàng năm cứ đến tháng 2 âm lịch, người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ "Khao lề thế lính Hoàng Sa" để tưởng nhớ công ơn những người làm nhiệm vụ giữ gìn biên cương trên biển Đông trong đội Hoàng Sa có từ thời chúa Nguyễn.
Huỳnh Hải