Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 12/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Thị trưởng đầu tiên xứ Hà thành Thị trưởng đầu tiên xứ Hà thành , Người xứ Nghệ Kiev
 

  (HNHN)Không chỉ là tác giả Bản kiến nghị đòi hòa bình nổi tiếng 1954, ông Trần Văn Lai, Thị trưởng người Việt đầu tiên của Hà thành, còn sống với triết lý "có liêm thì hãy làm quan". 
Kỳ 1: Con người thợ khảm trai thành đốc lý

Trên tàu điện từ ngã ba Yên Phụ tới Bờ Hồ, khi thấy một người Việt bị quan Tây vất cả gánh hàng rong xuống đường, một cậu bé tóc để chỏm ngước hỏi cha: "Tại sao mấy ông Tây lại đối xử với người nước mình như thế?"

Tòa thị chính Hà Nội, nay là trụ sở UBND TP Hà Nội, nơi ông Trần Văn Lai tiếp xúc với báo giới.

Trí phải thông tuệ, tâm phải sáng

Hơn 100 năm sau, ngôi nhà nằm cuối ngõ Tức Mạc vẫn giữ được vẻ thâm trầm, tĩnh lặng của một Hà Nội rất xưa. Mở cửa đón khách là một bà cụ ngoài tám mươi, đôi mắt tinh anh và mái tóc bạc cắt ngắn. Đó là Tiến sĩ sử học Dương Lan Hải, con dâu cụ Trần Văn Lai. Theo TS Hải, câu chuyện trên xe điện năm nào của bố chồng mà bà được nghe kể lại chỉ là một phần rất nhỏ trong "cái dũng khí lớn của một cậu bé yêu nước trong lúc Tổ quốc còn tăm tối". Mới 6 tuổi, cậu bé Lai đã được cha mình, một người thợ khảm trai danh tiếng đất kinh kỳ (phố Hàng Khay), cho học cả chữ Pháp lẫn chữ quốc ngữ. Bởi theo người cha: "Chỉ có cái thông tuệ, cái tâm sáng mới làm con nên người. Trong lúc này, thêm một người Việt có trí tuệ là thêm phần giúp nước khỏi lầm than".

Lời nói của người cha như in vào tâm trí của cậu bé Lai khiến cậu trở thành một học sinh xuất sắc. Cùng với đó, tư tưởng "ghét người Tây chà đạp dân nghèo nước Việt" càng tăng dần. Đầu thế kỉ 20, khi Pháp chọn Hà Nội làm thủ phủ của cả Đông Dương, họ quyết "làm sạch cả đất kinh kỳ dù có bắt nhiều người đi chăng nữa". Một buổi trưa, trên đường đi học về, Lai gặp mấy cảnh sát Pháp đang túm tay mấy cậu bé đánh giầy bắt vào khám đánh đòn. Cậu bé Lai ngay lập tức đứng ra ngăn cản với câu hỏi dõng dạc bằng tiếng Pháp: "Tại sao các ông bắt người?". "Vì chúng nó làm bẩn đường phố Hà Nội", tên cảnh sát Pháp miệt thị. Cậu bé Lai hỏi tiếp: "Người Pháp nói đem đến văn minh cho xứ Đông Dương sao không cho họ việc làm mà chỉ biết bắt người?". Tên cảnh sát Pháp ngớ người thán phục vì sự cứng rắn có tình lý của Lai nên đành thả mấy cậu bé kia.

Chân dung Thị trưởng Trần Văn Lai. (Ảnh tư liệu)

"Ông đốc Lai" thành thị trưởng

Tháng 2/2012, UBND TP. Hà Nội chính thức công bố danh sách 29 tên đường phố mới trong đó có đường Trần Văn Lai (1894-1975).
Mang theo mình tâm nguyện của người cha, cậu bé Lai đã theo học ngành y và trở thành bác sĩ của nhà thương Phủ Doãn (bệnh viện Việt Đức ngày nay). Lật tìm lại những tư liệu của "ông đốc Lai" tại bệnh viện Việt Đức chỉ vỏn vẹn có mấy dòng chữ: Bác sĩ Trần Văn Lai - một bác sĩ mẫn cán và tận tụy với dân nghèo. Những người dân khu phố Tân Hưng (nay là ngõ Tức Mạc, Hà Nội, nơi ở mới của bác sĩ Lai) vẫn nhớ câu nói của ông Đốc Lai ngay khi bước vào ngành y: "Tôi chỉ có hai việc chính, cứu người và cứu nước độc lập. Tôi sẽ cố gắng hết sức được chừng nào hay chừng ấy". Bởi theo người thanh niên Trần Văn Lai, người dân Việt lúc ấy, ngoài việc chữa bệnh cho họ còn phải chữa cả "tâm bệnh" mất nước nữa.

Tư tưởng chống Pháp ấy của "Đốc tờ Lai" không qua được mắt mật thám Pháp và ông bị bắt cuối năm 1943. Người dân cả Hà Nội thời điểm ấy đều biết "ông Đốc Lai" bị Pháp bắt vì tội... yêu nước! Bản án không có án , không có thời hạn là những gì mà thực dân Pháp dành cho "Đốc tờ Lai" tại nhà tù Sơn La. "Ông Lai là trí thức nên bị giam riêng mà không giam chung với tù cộng sản như anh em chúng tôi. Ông ra tù lại trở về nhà cũ mẫn cán, tận tâm với nghề ở nhà thương Phủ Doãn", nhà văn Hoàng Công Khanh, người bị giam cùng thời gian đó với Trần Văn Lai, nhớ lại.

Đến tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, bác sĩ Lai mới được tự do. Ngày 20/7/1945, Nhật giao việc quản lý hành chính Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho người Việt tự làm chủ và mời ông Lai ra làm Đốc lý (thị trưởng hiện nay). "Cụ biết Nhật lập một chính phủ bù nhìn và giao quyền ít ỏi cho những Đốc lý, nhưng vẫn nhận làm. Lúc sinh thời, cụ vẫn kể lại, khi ấy, người Việt lúc nào cũng khát khao độc lập, dù độc lập ít ỏi vẫn hơn là nô lệ. Cụ bảo người Việt được làm chủ nước Việt hay không là do chính những người dân có tin và ủng hộ những người đứng đầu hay không mà thôi. Nếu làm được điều gì có lợi cho đất nước và dân tộc thì hãy gắng mà làm đến nơi đến chốn", Tiến sĩ Dương Lan Hải kể.

Sau ngày nhậm chức, trong buổi tiếp xúc đầu tiên với báo giới, chính ông Lai đã chia sẻ lý do mình ra làm thị trưởng: "Sau thời kỳ của tổng đốc Hoàng Diệu, ngày nay TP. Hà Nội mới lại trở về tay người Việt Nam. Tôi ước mong được dân phố cộng tác để mở mang cho Hà Nội to và đẹp hơn bây giờ nhiều lần”.

Theo các nhà sử học và Hà Nội học, từ khi tổng thống Pháp Carnot thành lập TP.Hà Nội (19/7/1888) thì Hà Nội toàn nằm dưới quyền cai trị của một Đốc lý người Pháp cho đến tận khi thị trưởng Trần Văn Lai nắm quyền. GS Sử học Dương Trung Quốc cũng khẳng định: "Đây là thị trưởng đầu tiên và duy nhất của Hà Nội cũng như của Việt Nam theo đúng nghĩa một thị trưởng".

Trong nhiệm kỳ ngắn ngủi (từ 21/7-19/8/1945), Thị trưởng Trần Văn Lai liên tục tiếp xúc lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng và sử dụng báo chí như một công cụ hữu ích. "Trong một tuần lễ, tôi chia thời giờ để tiếp đại biểu các giới, trưng cầu ý kiến. Và sáng thứ sáu hằng tuần là buổi hội kiến giữa tôi với các nhà báo". Thị trưởng Trần Văn Lai tuyên bố trên tờ Tin Mới (số thứ bảy năm 1945).

Kỳ 2: Cải cách mang tên Trần Văn Lai


Đình Tú/theo bao dat viet


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66375129

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July