Giới thiệu về khóm Tắc cậu
Hiện nay, những rừng khóm cũng rất thu hút khách du lịch, mọi người có thể về An Giang tham quan vườn khóm và được ăn những trái khóm chín cây ngọt lịm.
Ảnh sưu tầm
Sở dĩ khóm nơi đây có chất lượng thơm ngon, vị ngọt thanh dịu là nhờ trồng trên vùng đất có sự kết hợp của phù sa sông với chất mặn của biển và chất phèn của rừng mà ít nơi nào có được.
Khóm rất ưa phèn, càng phèn trái sẽ càng ngọt các bạn ạ. Đây là một loại trái cây dễ trồng, ít sâu bệnh, nông dân không phải tốn kém nhiều chi phí cho phân và thuốc bảo vệ thực vật nên ăn khóm rất tốt cho sức khỏe và không lo bị nhiễm độc hại.
Ảnh sưu tầm
Người dân ở đây trồng khóm thành các thửa trên các kênh rạch có nước và phía trên là bóng cây cau, cây dừa. Nghe các chú ở đây chia sẻ, khóm trồng xen với cau và dừa là truyền thống từ xa xưa tới giờ. Việc trồng xen kẽ như vậy vừa có thêm thu nhập và bóng dừa sẽ che cho khóm không bị nám, giảm bớt công việc che nắng từng trái cho người dân.
Ảnh sưu tầm
Đến đây, các bạn có thể nhìn thấy những ruộng khóm bạt ngàn san sát nhau, bốn bể đều là khóm và trồng hàng mấy nghìn hecta tạo thành một cảnh quan vô cùng đẹp. Không những cho ra những loại quả thơm ngon mà nơi đây còn có khung cảnh vô cùng tuyệt vời của miền Tây sông nước.
Giữa các thửa được bố trí các con kênh phục vụ tưới và thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ cần chặt khóm ném xuống và kéo đi rất dễ dàng. Hình ảnh những xuồng khóm trên các kênh rạch dường như đã trở thành một bức tranh đẹp trong lòng những du khách khi đến đây.
Ảnh sưu tầm
Mùa khóm là từ tháng 4 đến tháng 6, hiện người trồng khóm Tắc cậu sử dụng kỹ thuật kích thích cho khóm ra trái trái mùa, nên khóm hầu như được trồng quanh năm.
Trái khóm ngon phải dựa vào mắt khóm, mắt càng nở thì khóm càng ngọt. Ngoài ra, tớ được mách món khóm non ăn cũng ngon vô cùng, không hề bị chua tẹo nào mà có vị ngọt thanh kích thích vị giác.
Có một loại khóm được gọi là khóm nữ hoàng, nghe nói trong 1 ngàn quả thì mới có 1 quả khóm nữ hoàng thôi, quả rất to, vị ngọt thơm và vô cùng nhiều nước.
Các sản phẩm từ rừng khóm Tắc cậu
Để phục vụ du khách dừng chân ở đoạn giữa cầu Cái Lớn và cầu Cái bé, người dân chế biến khóm thành nhiều món như: nước ép khóm, sinh tố khóm, bánh hoa mai nhân khóm, mứt khóm, khóm khô, nước màu khóm,… Đây là những mặt hàng đặc trưng, có thể mang đi xa, làm quà biếu tặng
1. Nước ép khóm
Ảnh sưu tầm
Khóm được ép nguyên chất và đóng trong chai nhựa có thể mang đi khá tiện, bản thân trái khóm tươi đã rất ngon rồi, ép bã và uống nước nguyên chất thay cho các thức uống đóng chai thì còn gì bằng. Nước ép khóm còn là thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe, vóc dáng và làn da, nên các bạn thường xuyên uống nhé.
2. Bánh hoa mai nhân khóm
Ảnh sưu tầm
Người dân nơi đây đã tận dụng những trái khóm nhỏ, chín thơm để làm nhân bánh hoa mai. Đây là món bánh đặc sản nơi đây có thể mua về làm quà, nhâm nhi trong các buổi trà chiều.
3. Mứt khóm
Ảnh sưu tầm
Hiện nay, tại rừng khóm Tắc cậu có cơ sở sản xuất mứt dứa, mứt dứa dẻo thơm và ngọt lịm cũng là một trong những thức quà không thể bỏ lỡ trong đĩa bánh kẹo mời khách.
4. Khóm sấy
Ảnh sưu tầm
Để bảo quản khóm được lâu và thưởng thức mùi vị khác thì người ta còn đem khóm đi sấy khô
Ngoài ra, khóm còn được chế biến nhiều món khác rất ngon như làm siro ăn kèm bánh mì, làm bánh mì nhân khóm,…Những món ăn làm từ khóm cũng rất đa dạng và ngon do vị ngọt và mùi thơm đặc trưng của khóm rất được lòng người thưởng thức.