Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Điện Biên Phủ - Đất và người Điện Biên Phủ - Đất và người , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Nhìn vào tấm bản đồ địa lý thì miền đất Điện Biên nằm về phía Tây Tổ quốc. Điện Biên có diện tích rộng 3.000km2, cách Hà Nội gần 500km, nhưng sang Lào qua cửa khẩu Tây Trang thì chưa hết một giờ xe máy, nơi có cánh đồng rộng nhất Tây Bắc, có con sông Nậm Rốm - 1 nhánh ở thượng nguồn của dòng sông Mekong.

Theo sử sách lưu truyền thì mảnh đất này ngày xưa tiếng Thái gọi là đất “Mường Then”, sau gọi chệch là Mường Thanh (đất nhà Trời). Năm Đinh Dậu (1777), chúa Trịnh Sâm đặt vùng đất này thành phủ Ninh Biên, đến năm Tân Sửu (1841), Thiệu Trị nguyên niên mới đặt là Điện Biên Phủ.

Đất nhà trời, nhưng bất an qua nhiều thế kỷ do nạn xưng hùng, cát cứ của các chúa đất gây nên cảnh huynh đệ tương tàn, triền miên loạn lạc. Có thời kỳ, cả giặc Phẻ từ Vân Nam sang cướp phá, chiếm đất của các tù trưởng bản địa, chúng tràn xuống cả Sơn La, gây bao thống khổ cho lương dân. Nhiều thủ lĩnh địa phương đứng lên hô hào nhân dân chống lại, song không thành công, phải cầu cứu quân của thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất lên dẹp giặc giúp. Giặc tan, thiên hạ thái bình, dân tứ xứ dồn về xây bản dựng mường, vùng đất này yên ổn, trù phú dần lên. Các thương lái từ Ai Lao, Xíp Xoong Păn Na (Trung Quốc) kéo đến làm ăn, buôn bán đông vui.

Sang thế kỷ 19, miền đất này lại bị xáo động mất đi không khí yên hàn. Cả chúa đất và lũ giặc cỏ nổi lên tranh giành ảnh hưởng, cướp bóc. Năm Quý Mùi (1883), vua Tự Đức băng hà, cũng là năm nước ta bắt đầu thuộc Pháp. Giặc Cờ vàng (Cơ lương) vượt biên giới tràn vào Tây Bắc Việt Nam. Nhân dân Điện Biên dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh “Chương hán” (Chương gan dạ) nổi dậy chống giặc và ách thống trị của chúa đất Đèo Văn Trì.

Như nắng hạn gặp mưa rào, giữa lúc bị họa xâm lăng của Pháp năm Ất Dậu (1885), Chiếu Cần Vương của ông vua trẻ Hàm Nghi chống Pháp dội về, các tù trưởng dân tộc Thái Tây Bắc yêu nước đã hô hào nhân dân đứng lên chống Pháp. Phong trào nhân dân chống Pháp kéo dài âm ỉ gần 30 năm sau đó. Điện Biên là nơi tập kết của nhiều nhóm nghĩa quân, nhưng lực bất tòng tâm, lực lượng hao tổn, họ phải rút dần lên phía Bắc. Năm 1915, Pháp đưa lên đây một binh đoàn để chống lại nghĩa quân.

Căm thù bọn thực dân cướp nước, lũ tay sai bán nước, không chỉ có người Thái chống Pháp, mà cả người Mông ở vùng cao cũng đứng lên chống giặc cứu dân, cứu nước. Năm Mậu Ngọ (1918), người thanh niên dân tộc Mông Giàng Tả Chay quê ở Tà Phìn- Điện Biên cũng dấy cờ tụ nghĩa chống giặc Pha Lăng, làm cho giặc mất ăn, mất ngủ, sinh lực bị tiêu hao trong cả ngàn ngày (1918-1921).

24 năm sau, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, người dân Điện Biên tưởng như vĩnh viễn được giải phóng, sống dưới chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng đến đầu năm 1946, quân Pháp từ Vân Nam trở lại tái chiếm Điện Biên. Nhân dân ở đây lại cùng cả nước tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
 



 Cờ chiến thắng bay trên nóc hầm tướng De Castries ngày 7/5/1954

Thu Đông năm 1952, “bộ đội ta vâng lệnh Cha Già, về đây giải phóng quê nhà”, Điện Biên được giải phóng, bắt đầu tái thiết bản mường quê hương.

Ngày 20/11/1953, lúa trên cánh đồng Mường Thanh đang chín vàng, tướng Pháp Nava lại cho quân nhảy dù tái chiếm Điện Biên, xây dựng thành một tập đoàn 49 cứ điểm quân sự kiên cố mạnh nhất Đông Dương. Nava khi đó đã huênh hoang tuyên bố: Mục đích của Điện Biên Phủ là bẻ gẫy cẳng Việt Minh.

Khi hoa ban đang nở trắng núi rừng Điện Biên và Tây Bắc, ngày 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ mang mật danh “Trần Đình” mở màn. Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm của bộ đội, dân công và thanh niên xung phong… chiến dịch đã kết lúc lúc 17 giờ chiều ngày 7/5/1954, ngày cuối cùng của mùa Xuân Giáp Ngọ. Toàn thắng đã về ta, đúng như câu thơ cuối trong bài thơ chúc Tết năm Giáp Ngọ của Bác Hồ: “Năm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều”. 49 cứ điểm trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn, 11.000 tên giặc bị bắt làm tù binh, trong đó có 01 thiếu tướng, 16 đại tá, trung tá,20 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội ngụy bị xóa sổ. Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, đúng là “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
Ngày 12/5/1954, Bác Hồ đã viết thơ khen: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Người cũng khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”, “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.

Từ chiến thắng Điện Biên đã đưa đến Hội nghị Geneve và Hiệp định Geneve về Đông Dương, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam thống nhất đất nước.



 Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao

Sống, chiến đấu trên mảnh đất quê hương lịch sử anh dũng, nhân dân các dân tộc Điện Biên rất đỗi tự hào vì đã cống hiến nhiều nhân tài, vật lực góp phần vào chiến thắng oanh liệt bậc nhất của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trong ngàn vạn địa danh lịch sử trên bản đồ Tổ quốc ta từ Lũng Cú đến mũi Cà Mau, tên gọi Điện Biên Phủ nổi lên như một nét son chói lọi, được nhân dân thế giới nhắc đến với tấm lòng cảm phục chân thành.



 Châu Phong

 

Theo Quehuongonline


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65114397

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July