Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Thiền sư sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi danh nước Việt Thiền sư sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi danh nước Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Thiền sư sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi danh nước Việt

(Thâm cung bí sử) - Thiền sư Thảo Đường là thiền sư Trung Quốc sáng lập thiền phái Thảo Đường, một trong ba thiền phái quan trọng của Thiền tông Việt Nam. Tuy nhiên, do một số đặc điểm không phù hợp và còn nhiều hạn chế nên thiền phái này đã bị mai một sau hơn 100 năm tồn tại.
Vị thiền sư bị bắt làm tù binh

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ về thân thế của Thiền sư Thảo Đường. Những câu chuyện, giai thoại chỉ cho biết ông là một thiền sư Trung Quốc.

Và sau đó trở thành một Quốc sư dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông chính là người sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chuyện là vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, chiếm các châu Ðịa Lý (phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (các huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị) và chiếm Bố Chính (các huyện Bình Chánh, Minh Chánh, và Bố Trạch thuộc Quảng Bình).

Theo sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc thì trong số những tù nhân bắt được của cuộc chiến này có một thiền sư người Trung Quốc. Tuy nhiên, không ai biết đó là thiền sư.
 
Thảo Đường v
Thảo Đường thiền sư
Khi về tới kinh đô Thăng Long, nhà vua chia số tù nhân bắt được cho các quan để làm người phục dịch. Rất tình cờ vị sư ấy được chia cho một người tăng lục, chuyên coi việc tăng sự tại triều.

Một hôm, trong lúc viên tăng lục đi vắng, vị sư trong thân phận nô bộc kia, lật xem thử những bản ngữ lục Thiền học chép tay để trên bàn của chủ. Thấy trong bản chép có nhiều chỗ sai quá, Thảo Đường không chịu nổi nên cầm bút sửa chữa.

Khi vị tăng lục về, nhìn vào bản ngữ lục thiền học của mình, thấy có nhiều điểm khác lạ liền có tra hỏi. Sau đó, viên tăng lục này khám phá ra rằng người nô bộc kia chính là người đã sửa chữa bản thiền học của mình.

Rất lấy làm ngạc nhiên, viên tăng lục bèn đem chuyện tâu lên vua. Ngay lập tức, vua Lý Thánh Tông liền cho vời tên nô bộc kỳ lạ ấy lên hỏi. Sau khi vua hỏi ra thì mới biết đó là thiền sư tên là Thảo Ðường ở Trung Quốc, nhân đi qua Chiêm Thành truyền giáo mà bị bắt.

Qua trao đổi, vua Lý Thánh Tông thấy thiền sư Thảo Đường là người “có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy”. Chính vì thế, nhà vua đã quyết định phong Thảo Đường làm Quốc sư vào 1069.

Đồng thời, nhà vua mời thiền sư đến trụ trì tại chùa Khai Quốc, chính là chùa Trấn Quốc ngày nay tại kinh thành Thăng Long. Bởi thiền học của Quốc sư có những nét mới lạ so với hai thiền phái đương thời là Tỳ ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông nên thiền sư xin phép lập thêm một phái thiền nữa.

Lời thỉnh cầu của nhà sư được nhà vua chấp nhận. Từ đó, một thiền phái nữa được thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Ðường.

Theo tài liệu thì thiền sư Thảo Đường là đệ tử của thiền sư Trùng Hiển. Thiền Sư Trùng Hiển sinh năm 980, thuộc về thế hệ thứ ba của thiền phái Vân Môn.

Sau đó, thiền sư Trùng Hiển được vua Tống ban hiệu là Minh Giác đại sư ở núi Tuyết Đậu (nên còn được gọi là thiền sư Tuyết Đậu), Chiết Giang, Trung Quốc.

Cả thiền sư Vân Môn và Tuyết Ðậu đều là thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học. Thiền sư Tuyết Ðậu chính là người phục hưng thiền phái Vân Môn.

 Trong lúc sinh thời thiền sư có rút tinh yếu từ 1.700 cổ tắc trong bộ Cảnh Ðức Truyền Ðăng Lục, làm ra 100 bài tụng cổ. Trong bộ đó có đủ các lời thăng tòa, thuyết pháp, pháp ngữ, niêm hương, những cơ duyên truyền đăng và những câu thâm thúy trích trong kinh điển.

Sau này Viên Ngộ thiền sư đã thêm vào tác phẩm này các lời thùy thị, trước ngã và bình xướng, tạo thành tác phẩm Bích Nham Tập.

 Đây là một tác phẩm trọng yếu trong thiền môn, xưa nay được coi là quyển sách qúy nhất của tông phái thiền. Thiền sư Tuyết Đậu tịch năm 73 tuổi.

Sau khi thiền sư mất, các đệ tử thu góp lại những ngữ cú, thi ca và kệ tụng của ngài làm thành các tác phẩm Ðộng Ðình Ngữ Lục, Tuyết Ðậu Khai Ðường Lục, Bộc Truyền Tập, Tổ Anh Tập, Tụng Cổ Tập, Niêm Hương Tập và Tuyết Ðậu Hậu Lục.

Có thể thấy rằng, cả Vân Môn và Tuyết Đậu đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa giới Nho gia đến gần với đạo Phật. Chính khuynh hướng Nho Phật tổng hợp này đã thống trị tư tưởng Trung Hoa trong buổi đầu nhà Tống.

Đây là giai đoạn thịnh hành cực độ của thiền phái Vân Môn tịa Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng vì quá thiên trọng về giới thượng lưu trí thức nên những tín ngưỡng Phật giáo bình bị bỏ rơi.

Và đây được xem là một trong những thiếu sót trong thiền phái Vân Môn. Rất có thể Thảo Ðường là pháp hiệu của một trong những đệ tử của Tuyết Ðậu đã dự phân biên tập các bộ ngữ lục. Những vị ấy, như ta biết là Duy Ích, Văn Chẩn, Viên Ứng, Văn Chính, Viễn Trần và Tử Hoàn.

Nhưng người ta không biết thiền sư Thảo Ðường có dự phần trong việc biên tập các bộ ngữ lục của thiền sư Tuyết Ðậu hay không. Chỉ biết khi hành đạo ở Ðại Việt, ông đã sử dụng Tuyết Ðậu Ngữ Lục để làm căn cứ cho những bài giảng pháp của mình.

Cũng chính vì điều đó mà những đặc điểm trong giáo phái thiền của Tuyết Đậu đã thông qua Thảo Đường thiền sư mà ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo và Nho giáo Việt Nam.

Sau này, đặc điểm này tiếp tục làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo đời Trần ở Việt Nam. Về phía thiền sư Thảo Đường thì Theo sách Thiền sư Việt Nam ông sống thọ 50 tuổi. Do biết mình có bệnh nên thiền sư Thảo Đường đã quyết định ngồi kiết già mà tịch.

Thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập truyền thừa được năm đời. Thiền phái Thảo Đường diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1069 đến năm 1205.

Tuy nhiên, vì có quá ít tài liệu ghi chép lại về Thảo Đường cũng như những quy định của thiền phái này nên người đời sau gần như không biết gì về nội dung tư tưởng của phái thiền này.

Chỉ có rất ít các tư liệu về thiền phái Thảo Đường được ghi lại. Trong cuốn sách “Thiền Uyển Tập Anh” có ghi tên tuổi mười chín người thuộc phái Thảo Đường.

Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chỉ lưu lại tên chứ không ghi lại tiểu sử, niên đại cũng như các bài truyền thừa của mỗi vị thiền sư.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc

 Theo cuốn sách thì thiền phái Thảo Đường được phân làm sáu thế hệ. Thế hệ thứ nhất là Thảo Đường.

 Thế hệ thứ hai bao gồm ba người là Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá. Thế hệ thứ ba gồm bốn người là Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Ðịnh Giác.

 Thế hệ thứ tư cũng gồm bốn người là Ðỗ Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Ðỗ Ðô. Đến thế hệ thứ năm thiền phái này có ba người Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Ðỗ Thường. Và thế hệ thứ 6 của Thảo Đường có bốn người, gồm Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự.

Thiền sư Thảo Ðường đã giảng các tập Tuyết Đậu ngữ lục mang vẻ đẹp trong thơ của thiền sư Tuyết Đậu nhiều lần tại chùa Khai Quốc. Khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.

 Các thiền sư Minh Trí (mất 1190) của phái Vô Ngôn Thông và thiền sư Chân Không (mất 1100) của phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi là những người đã chịu ảnh hưởng nhiều về khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca của phái Tuyết đậu.

Sau này thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này. Tuy nhiên, thiền phái Thảo Đường chỉ truyền đến năm 1205 thì dứt.

Lý giải cho điều này, trong sách “Việt Nam Phật giáo sử luận” có nhận xét bước đầu như sau: “Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của thiền phái Thảo Ðường, nên thiền phái này đã không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học.

 Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Ðường được ghi chép ở sách Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia: Thảo Ðường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Ðỗ Ðô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ Và Ðịnh Giác (tức Giác Hải, đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông).

Ta thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua với quan: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông (đều là vua), Ngô Ích là quan tham chính, Ðỗ Vũ là quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp...

 Vì những lý do trên, thiền phái Thảo Ðường đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập”.
 
  • Bằng Hư

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65996859

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July