21/04/2016
30 năm đồng hành cùng những mảnh đời bất hạnh, cô Trần Thị Ngời cùng ngôi trường mang tên Hy Vọng (Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) đã giúp cho rất nhiều thế hệ người câm điếc ở Tp. Hồ Chí Minh giảm bớt thiệt thòi và khó khăn do tật điếc mang lại, từng bước hòa nhập vào xã hội.
Cô Ngời hướng dẫn một học sinh khiếm thính tập các động tác thể dục
“Khi tôi đang dạy trong lớp học thì thấy có một vài em nhỏ bị điếc nhìn qua cửa sổ lớp với ánh mắt tò mò, như thèm thuồng, như mong muốn. Ánh mắt đó đã ám ảnh tôi, là động lực khiến tôi phải thực hiện một điều gì đó để giúp đỡ các em”. Đó là những tâm sự và cũng là động lực để cô Trần Thị Ngời thành lập và gắn bó suốt 30 năm với ngôi trường Khuyết tật Thính giác Hy Vọng 1 (Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).
Cô Ngời hướng dẫn các em khiếm thính khác trong giờ học giáo dục thể chất tại trường.
Để có được ngôi trường mang tên Hy Vọng và những thành quả như ngày hôm nay, cô Ngời đã phải trải qua một quá trình xây dựng đầy vất vả, bây giờ khi kể lại với chúng tôi, cô vẫn không khỏi xúc động. Cô Ngời nhớ lại, sau năm 1975 vì đồng cảm với các trẻ em bị khuyết tật thính giác, cô đã chọn vào làm việc ở Trường câm điếc Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương) trước quyết định trở về Tp. Hồ Chính Minh dốc lòng giúp đỡ các em bị câm điếc trên chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Ban đầu, cô làm việc ở Trường mù Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) và Hội Chữ thập đỏ thành phố để tích lũy kinh nghiệm.
Lớp học hăng say phát biểu trong giờ học của cô Ngời
Những lúc rảnh rỗi, trên chiếc xe đạp và tấm bản đồ trên tay, cô rong ruổi từng con phố, từng ngõ hẻm trong thành phố để tìm những gặp người điếc và nói chuyện với họ, rồi dẫn họ về nhà mình dạy chữ và học toán hoàn toàn miễn phí.
Đến năm 1986 cô thành lập Trường thính giác Hy Vọng ngay tại nhà cô (Quận 10) với ban đầu chỉ có vài em theo học. Rồi mọi người truyền tai nhau về một cô giáo tận tụy, biết nói chuyện với người câm điếc và sẵn sàng làm bạn với họ, lớp học cứ thế ngày một đông lên. Những người bạn, người cháu của cô Ngời đã cùng hỗ trợ, giúp đỡ để cùng mang đến cho các trẻ em bị câm điếc hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Cô Ngời rất gần gũi, hướng dẫn các em một cách tận tình
Hiện nay, Trường Khuyết tật Thính giác Hy Vọng 1 có 110 em bị câm điếc từ 2 tuổi trở lên theo học ở các cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở do 31 giáo viên và tình nguyện viên phụ trách. Đến với lớp học, các em sẽ được học nói, học văn hóa, học nghề và học hòa nhập cộng đồng theo một giáo trình được xây dựng bài bản và khoa học.
Không những thế, cô Ngời cùng các giáo viên còn tận tình chỉ dạy các em từ những điều nhỏ nhặt nhất, như hướng dẫn các em làm các công việc nhà để có thể phụ giúp gia đình, các kỹ năng giao tiếp với người bình thường. Thời gian rảnh, các em còn được học làm đồ thủ công mỹ nghệ, học thêu, học đàn hát, học nhảy, hay làm các món quà lưu niệm để trang trải thêm trong cuộc sống.
Sự quan tâm thấu hiểu các học sinh khiến các em rất yêu quý, gần gũi với cô Ngời
Dạy các em bị điếc thật không dễ, vì thông thường các trường hợp bị điếc sẽ kéo theo bị câm, vì vậy đòi hỏi các giáo viên phải có những kỹ năng và phương pháp phù hợp. Thế nên cô Ngời đã bỏ ra nhiều năm sinh sống, học tập với người câm điếc để được gần gũi, để hiểu được tâm tư của họ mà có cách giảng dạy phù hợp nhất. Các lớp học chuyên môn và hội thảo ở Hà Lan, Pháp mà cô được tham gia đã giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy trẻ câm điếc.
Ông Thái Ngọc Lợi (45 tuổi ở huyện Bình Chánh) phụ huynh của em Anh Thư đã theo học trường Hy Vọng được 3 năm cảm nhận: “Con tôi ngày càng phát triển về nhiều mặt, đã bập bẹ nói được sau một thời gian theo học, tôi rất mừng và biết ơn cô Ngời và các giáo viên ở đây”./.
(Theo TTHiện nay, Trường Khuyết tật Thính giác Hy Vọng 1 có 110 em bị câm điếc từ 2 tuổi trở lên theo học ở các cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở do 31 giáo viên và tình nguyện viên phụ trách. Đến với lớp học, các em sẽ được học nói, học văn hóa, học nghề và học hòa nhập cộng đồng theo một giáo trình được xây dựng bài bản và khoa học.
Không những thế, cô Ngời cùng các giáo viên còn tận tình chỉ dạy các em từ những điều nhỏ nhặt nhất, như hướng dẫn các em làm các công việc nhà để có thể phụ giúp gia đình, các kỹ năng giao tiếp với người bình thường. Thời gian rảnh, các em còn được học làm đồ thủ công mỹ nghệ, học thêu, học đàn hát, học nhảy, hay làm các món quà lưu niệm để trang trải thêm trong cuộc sống.
Dạy các em bị điếc thật không dễ, vì thông thường các trường hợp bị điếc sẽ kéo theo bị câm, vì vậy đòi hỏi các giáo viên phải có những kỹ năng và phương pháp phù hợp. Thế nên cô Ngời đã bỏ ra nhiều năm sinh sống, học tập với người câm điếc để được gần gũi, để hiểu được tâm tư của họ mà có cách giảng dạy phù hợp nhất. Các lớp học chuyên môn và hội thảo ở Hà Lan, Pháp mà cô được tham gia đã giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy trẻ câm điếc.
Ông Thái Ngọc Lợi (45 tuổi ở huyện Bình Chánh) phụ huynh của em Anh Thư đã theo học trường Hy Vọng được 3 năm cảm nhận: “Con tôi ngày càng phát triển về nhiều mặt, đã bập bẹ nói được sau một thời gian theo học, tôi rất mừng và biết ơn cô Ngời và các giáo viên ở đây”./.
(Theo Báo Ảnh Việt Nam)
Nguồn quehuongonline.vn
http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/co-giao-mang-hy-vong-den-tre-cam-diec-20160407094937166.htm
|