Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Nỗi đau của một vị tướng Nỗi đau của một vị tướng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí “Có lần, các mạ đã tìm đến, trách móc: “Mạ sinh con ra, có tên, có tuổi. Khi con lớn, mạ giao con cho đơn vị, cho huyện, cho tỉnh đi cứu nước. Răng chừ lại bảo là “vô danh”. Nếu chưa xác định được tên thì các chú cũng đừng bảo là “vô danh”, đau lòng mạ lắm…”, ông rút chiếc khăn tay ra chấm đôi mắt đã đỏ hoe tự bao giờ.

 

Nỗi đau của một vị tướng
Thiếu tướng Võ Văn Chót phát biểu tại buổi gặp mặt cựu chiến binh B4 - B5 nhân kỷ niệm 40 giải phóng Thừa Thiên Huế.

 

Ký ức không phai

 

Tôi không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với ông – Thiếu tướng Võ Văn Chót (trú TP Vinh, Nghệ An) – nguyên Phó tư lệnh Quân khu 4. Ông không phải là người miền Trung nhưng gần như cả cuộc đời và binh nghiệp đều gắn với mảnh đất kiên trung, anh dũng này. Có lẽ, ông cũng là một trong những vị tướng hiếm hoi xuất thân từ anh nuôi của đơn vị. Cuộc đời chinh chiến của ông thì nhiều, khuôn khổ một bài viết thì không thể kể hết. Ông có mặt hầu khắp các chiến trường nhưng 10 năm ở Huế là một quãng ký ức không phai mờ.

 

80 tuổi, ông vẫn hết sức phong độ. Cuộc hành trình từ TP Vinh (Nghệ An) vào TP Huế thăm các chiến trường xưa chẳng thể làm ông mệt mỏi. Vị tướng ấy hào sảng ôm tất cả những đồng đội gặp trên chặng đường hành quân tìm về quá khứ. Ông nhớ tên, nhớ mặt hầu như tất cả mọi người – điều hiếm hoi của những người đã ở độ tuổi xưa nay hiếm và phải chịu quá nhiều nỗi mất mát của chiến tranh.

 

14 tuổi, Võ Văn Chót đã tham gia cách mạng bằng việc liên lạc cho các đồng chí ở huyện đội. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc rồi quay lại Nghệ An, là một trong những người đầu tiên của Sư đoàn 324 (sư đoàn Ngự bình, hiện giờ đóng tại Đô Lương, Nghệ An). Khi đó ông là anh nuôi của đơn vị. 

 

Gặp lại đồng đội.
Gặp lại đồng đội.

 

 

Từ người anh nuôi, Võ Chót nhanh chóng trưởng thành, trở thành người lính trực tiếp chiến đấu. Cả cuộc đời binh nghiệp, có những trận thắng vang dội nhưng cũng có những trận đánh không thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra; lại càng đau đớn khi lính của mình, đồng đội của mình không trở về. Và trận đấu ở Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) ngày đó luôn ám ảnh ông.

 

“Giáp Tết Mậu Thân, tôi được lệnh vượt sông Bến Hải để thực hiện cuộc tổng tấn công nổi dậy. Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 được lệnh hành quân cấp tốc, đánh thắng vào Huế. Trung đoàn này đã đánh đến sân bay Tây Lộc, đến đồn Mang Cá nhưng địch giữ tới cùng đồn Mang Cá, không vào được.

 

Trung đoàn 1 (sư đoàn 324) của tôi được lệnh vào giải vây cho K8 (tiểu đoàn 8, trung đoàn 2, Sư đoàn 324 - PV) ở Phước Yên. Lúc này K8 đang bị bao vây bởi 7 tiểu đoàn Việt Nam Cộng hòa. Nhiều lần ở ngoài đánh vào nhằm giải vây cho K8 không thành, khuya ngày 29/4/1968 các đồng chí ở trong vòng vây phải mở đường máu để thoát ra. 

 

Gặp lại đồng đội.
Thắp hương tưởng nhớ những đồng đội ở K8 đã ngã xuống ở Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế)

 

 

Gần 500 chiến sỹ và gần 100 bộ đội địa phương, sinh viên giác ngộ cách mạng, hầu hết rất trẻ, đã nằm lại giữa vòng vây quân thù, chỉ có chưa đến chục người thoát được vòng vây quân thù nhưng cuối cùng đều bị thương, bị bắt và đưa đi giam cầm ở Phú Quốc. Đau xót lắm”.

 

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 diễn ra tại 40 điểm nhưng chỉ duy nhất ở Huế lực lượng ta bám trụ được đến 26 ngày. Thất bại trong cuộc giải vây cho K8, chiến dịch Mậu Thân cũng không đạt được kỳ vọng, trong khi các đơn vị khác được lệnh rút lên rừng thì Võ Văn Chót được lệnh ở lại ngoại thành Huế, khôi phục chính quyền cơ sở và làm nhiệm vụ tải thương binh lên rừng để đưa ra Bắc điều trị.

 

Nỗi đau của người cầm quân

 

6 tháng bám trụ ở vùng lõm đồng bằng Phong Điền khi Trung ương, miền Bắc không thể chi viện được lương thực, vũ khi cho vùng này thực sự là thử thách không nhỏ đối với những người lính như Võ Văn Chót. Chính lúc này, bài học dựa vào dân mới được phát huy triệt để.

 

Thắp hương viếng đồng đội đã ngã xuống ở Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9.
Thắp hương viếng đồng đội đã ngã xuống ở Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9.

 

 

Những ngày ấy, hậu quả của chiến tranh, của những trận vây ráp, lùng sục, bắt bớ của quân thù khiến người dân địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người, về của, về sản xuất. Dân đói, bộ đội đói, những trận đói quay quắt giữa khi địch không ngừng vây ráp, lùng sục nhưng những cơ sở Đảng vẫn từng bước được khôi phục.

 

“Ngày ấy, dân thương bộ đội lắm. Các mẹ không đủ cơm ăn và luôn bị giặc kiểm soát chặt chẽ nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để san sẻ từng hạt gạo với bộ đội. Các mẹ giấu gạo dưới những bụi dứa trên những cồn cát rồi đánh dấu cho bộ đội ra lấy. Đêm, bộ đội từ trong rừng vượt ra cồn cát, bới những túi gạo được các mạ giấu kỹ mang về nuôi quân, nuôi thương binh.

 

Những ngày ấy, nếu không có người dân Phong Điền chia sẻ từng nắm gạo, từng củ khoai và một lòng đi theo Đảng thì chúng tôi đã không nhanh chóng củng cố cơ sở Đảng, xây dựng lực lượng để tiếp tục cuộc trường chinh cùng dân tộc”, ông luôn dành những từ ngữ đẹp nhất để nói về người dân – gốc rễ của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Thỉnh chuông cầu siêu cho những người đã ngã xuống.
Thỉnh chuông cầu siêu cho những người đã ngã xuống.

 

 

Chiến tranh kết thúc, ông gắn bó cuộc đời mình với binh nghiệp và nghỉ hưu với hàm thiếu tướng. Với ông, đó không chỉ là một niềm tự hào mà là cả một niềm đau xót. Cứ nghĩ đến hàng nghìn, hàng vạn đồng đội, đồng chí của mình đã ngã xuống, ông lại đau đáu một nỗi niềm. “Đau xót lắm, hối hận lắm chứ không chỉ có mỗi tự hào, vẻ vang đâu”, ông tâm sự.

 

Những ngày giỗ chung của đồng đội, dù bận đến đâu ông cũng về. Ông cẩn thận đến nỗi đếm từng chiếc bánh để không đồng đội nào phải chạnh lòng. Đồng đội ông ngày ấy, người trở về nhà với thương tích đầy mình, người nằm lại với đất. Người may mắn được trở về trong vòng tay người thân, dù rằng chỉ bằng với nắm xương tàn nhưng nhiều đồng đội vẫn nằm lại các nghĩa trang với dòng chữ buốt nhói “chưa biết tên”. Mái tóc rũ xuống, ông cúi đầu hồi lâu trước đài tưởng niệm các đồng đội như rì rầm với họ điều gì đó. Có lẽ, đó là lời tạ tội với người đã ngã xuống khi chưa thể đưa hết các anh về với mẹ yêu thương. 

 

Lắng nghe tâm sự của người lính năm xưa.
Lắng nghe tâm sự của người lính năm xưa.

 

 

“Có lần, các mạ đã tìm đến, trách móc: “Mạ sinh con ra, có tên, có tuổi. Khi con lớn, mạ giao con cho đơn vị, cho huyện, cho tỉnh đi cứu nước. Răng chừ lại bảo là “vô danh”. Nếu chưa xác định được tên thì các chú cũng đừng bảo là “vô danh”, đau lòng mạ lắm…”, ông rút chiếc khăn tay ra chấm đôi mắt đã đỏ hoe tự bao giờ.

 

Giờ trong các nghĩa trang, những phần mộ “vô danh” đã được thay thế bằng những tấm bia mộ “chưa biết tên”. Mỗi tấm bia mộ là một viên đạn găm vào tim những người lính trở về sau cuộc chiến như ông. “Đảng, Nhà nước và quân đội phải bằng cách nào đó, tìm được bằng được các liệt sỹ, tên, tuổi để trả các anh về với mạ, với quê hương”, ông đau đáu nỗi đau dai dẳng đã ngót nửa thế kỷ.

 

Hoàng Lam

http://dantri.com.vn/xa-hoi/noi-dau-cua-mot-vi-tuong-1051124.htm

 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65110025

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July