Triển lãm: “Ký ức Điện Biên“ tại 36 Lý Thường Kiệt
Thông qua hồi ức của những phụ nữ đã từng tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, trưng bày “Ký ức Điện Biên” tái hiện sinh động niềm hân hoan những phút giây hào hùng của quân dân ta trên chiến trường khi Điện Biên Phủ toàn thắng.
Đến thăm quan triển lãm nhiều người dân hết sức bất ngờ trước những câu chuyện ấn tượng, khó quên về những cô gái trẻ "phơi phới tuổi thanh xuân”, háo hức đi chiến dịch với tâm nguyện “hạnh phúc lớn nhất là đóng góp sức mình cho Tổ Quốc”. Những hồi ức, bức ảnh tư liệu quý giá cùng nhiều kỷ vật về tình cảm yêu thương của đồng chí, đồng đội, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Đó là câu chuyện cảm động “hoãn đám cưới để đi phục vụ chiến dịch” của y tá, chính trị viên Nguyễn Thị Hồng Minh; Đám cưới không có xe hoa, chỉ có xe tang của y sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản…
Cô Phạm Thị Tín chia sẻ cảm xúc tại triển lãm
Có rất nhiều bức ảnh tư liệu quý cùng những kỷ vật được trưng bày
Thìa, bát của bà Nguyễn Thị Kim dân công Phú Thọ dùng bón cơm cho thương binh ở Đội điều trị 8, Đại đoàn 308 suốt 7 tháng tại chiến trường
Chăn, màn, võng và cà mèn của các y sĩ Ngô Thị Tuyết An, Lê Thị Bích, Phùng Thị Tâm sử dụng trong chiến dịch
Những hồi ức kỷ niệm đẹp là tấm gương sáng để thế hệ sau học hỏi
Những bức thư của y tá Nguyễn Thị Hồng Minh - chính trị viên của Đội điều trị 2 gửi cho người yêu là anh Hồ Toàn - một cán bộ quân y cùng đội điều trị số 2
Chân dung những người phụ nữ cống hiến tuổi thanh xuân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Xe đạp thồ được cải tiến, gia cố thêm một số bộ phận, đặc biệt là chiếc tay cầm được nối dài, mỗi xe đạp thồ có thể chở được 200-300 kg, năng suất cao gấp 10 lần dân công gánh bộ. Xe phù hợp với địa hình hiểm trở, đường hẹp, dốc trơn, người đi vừa phát cây vừa san đường, chỉ cần 1 mét chiều ngang là đi được. Nhờ vậy, xe đạp thồ trở thành phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên điều kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh Việt Nam và thế giới.
Những câu chuyện tình yêu đôi lứa trong bom đạn chiến tranh
Từ trái qua, cô Phạm Thị Tín, cô Nguyễn Thị Hồng Minh, cô Ngô Thị Tuyết An, cô Nguyễn Thị Được là những người trực tiếp tham gia chiến dịch tại cuộc triển lãm