Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Gánh gạo cho chồng đánh giặc Gánh gạo cho chồng đánh giặc , Người xứ Nghệ Kiev
 
Tôi tình cờ gặp được ba người phụ nữ trong số hàng vạn phụ nữ TNXP, điều vô cùng ngạc nhiên cả ba người đều gánh gạo cho chồng đi đánh giặc.

Cụ Hoàng Thị Hiền (trái) và cụ Hà Thị Nom (phải) kể lại chuyện gánh gạo cho chồng lên đánh trận Điện Biên Phủ
Cụ Hoàng Thị Hiền (trái) và cụ Hà Thị Nom (phải) kể lại chuyện gánh gạo cho chồng lên đánh trận Điện Biên Phủ

Cách nay 60 năm theo chân những đoàn quân vượt núi băng đèo lên Điện Biên Phủ, họ là những TNXP, dân công hoả tuyến làm nhiệm vụ mở đường, vận tải lương thực, súng đạn... tiếp tế cho mặt trận. Trong số ấy có hàng vạn phụ nữ trên khắp mọi miền đất nước. Tôi tình cờ gặp được ba người phụ nữ trong số ấy, điều vô cùng ngạc nhiên cả ba người đều gánh gạo cho chồng đi đánh giặc...

1. Cách nay mấy năm tôi còn gặp cụ Hoàng Thị Tư, dân tộc Tày ở thôn Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cụ tham gia tải lương thực và đạn dược phục vụ Chiến dịch Lý Thường Kiệt năm 1951, Chiến dịch Hoà Bình năm 1952 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1953 -1954. Nay trở lại thăm cụ, mới hay cụ đã mất năm 2011, nhưng câu chuyện cụ kể cho tôi nghe mấy năm trước về những năm tháng gánh gạo cho chồng lên mặt trận thì tôi không thể nào quên được.

 

11-19-29_d1

 

Di ảnh cụ Hoàng Thị Tư

Chồng trước của cụ là anh Lò Văn Nghi đi bộ đội từ năm 1947, cụ ở nhà thay chồng nuôi bố mẹ không phải đi dân công, nhưng biết anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nên cụ xung phong đi dân công hoả tuyến phục vụ chiến dịch để mong gặp được chồng.

Từ cuối năm 1953 cho đến ngày giải phóng Điện Biên cụ đi gánh gạo và khiêng cáng thương binh. Cụ gánh gạo từ Thượng Bằng La vượt đèo Lũng Lô sang Phù Yên, sau khi giao gạo xong thì tiếp tục gánh đạn lên Cò Nòi, toàn phải đi đêm để tránh máy bay địch, đêm nào máy bay cũng thả bom, lửa cháy rừng suốt đêm ngày, hàng nghìn dân công đi như nước chảy.

 

11-19-29_d4

 

Đèo Lũng Lô huyền thoại, nơi giặc Pháp đổ xuống 12.000 tấn bom đạn

Ngày ấy không có giày dép toàn phải đi chân đất, mùa rét chân người nào cũng nứt nẻ, máu chảy nhễ nhại vì trượt trên đá. Lên đến Sơn La giao đạn xong thì quay về khiêng cáng thương binh, cứ 4 người thay nhau khiêng một thương binh từ trong hang đá xuống đường 41, đi hai đêm thì tới Mường Vạt...

Cụ bảo: "Tôi xung phong đi dân công mong được gặp nhà tôi, tới Hoà Bình thì gặp anh ấy đang trên đường hành quân lên Điện Biên, cũng chỉ gặp nhau được vài giờ thôi. Trong số thương binh tôi khiêng không có ai là chồng mình, nếu là anh ấy tôi nhận ra ngay. Sau này tôi mới biết anh Nghi hy sinh ngay đợt đầu đánh Điện Biên Phủ. Tháng 7/1955, sau khi làm lễ truy điệu cho anh ấy tôi mới xây dựng với ông nhà tôi bây giờ...".

2. Người phụ nữ thứ hai tôi gặp là cụ Hà Thị Nom, hiện đang sống tại thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tôi tìm đến nhà cụ, nhà vắng tanh, lúc này cụ đang nhổ cỏ ở ngoài vườn. Cụ dẫn tôi vào nhà ngồi dưới chiếc phản đặt dưới gầm ngôi nhà sàn. Tôi hỏi cụ về những năm tháng cụ tải lương thực ra mặt trận, cụ lắc đầu: Ối dô, chuyện dài lắm anh à, hơn 60 mươi năm rồi, nhớ không hết đâu...

 

11-19-29_d2

 

Cụ Hà Thị Nom bên di ảnh người chồng liệt sĩ Hà Văn Viết

Qua lời kể đứt quãng của cụ Nom, tôi hình dung ra câu chuyện của đời cụ cách nay hơn 60 năm: Cụ Nom quê ở bản Bắc, xã Thượng Bằng La xây dựng với anh Hà Văn Viết người xã Bình Thuận, sinh được một đứa con trai khi được 3 tuổi thì bị ốm chết, khi ấy anh Viết đang là bộ đội võ trang nghe nói anh đang đánh nhau ở tận Lai Châu.

Phần vì thương con, phần vì nhớ chồng, cụ xung phong đi dân công hoả tuyến, lần thứ nhất tải đạn sang Sầm Nưa cho bộ đội chiến đấu tại Lào, lần thứ hai đi tải đạn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Kho đạn lúc bấy giờ đặt dưới chân đèo Lũng Lô trong một hang núi thuộc đất xã Mường Cơi. Từ dưới đường lên tới kho phải leo một cái dốc dài, đêm đêm khi xe chở vũ khí tới dân công thay nhau vác các thùng đạn cất giấu vào trong kho.

Cụ bảo: "Không hiểu vì sao lúc ấy mình khoẻ thế, các thùng đạn nặng 40-50 cân vác leo núi suốt đêm, trượt chân ngã xuống lại đứng dậy vác được. Tết năm 1953 chúng tôi ăn Tết ở Thu Cúc (Phú Thọ) sau Tết thì lên Mộc Châu rồi qua sông Mã lên đường 41 vào rừng chặt tre nứa làm kho chứa gạo.

Úi giời ơi tôi không nhớ hết những lần bom thả xuống dọc đường, người chết vì bom cũng nhiều, có anh đại đội trưởng là người Thu Cúc bị trúng bom hy sinh tại chỗ. Sau đợt bom mọi người lại tiếp tục lên đường...".

Trên đường tải đạn, tải lương thực lên mặt trận cụ đinh ninh thế nào cũng gặp được chồng. Trong đêm tối cụ lắng nghe trong đoàn bộ đội hành quân có tiếng của chồng mình không, nhưng chẳng thấy. Khi giải phóng Điện Biên rồi, bộ đội, TNXP, dân công hoả tuyến lần lượt trở về thì cụ và một người phụ nữ nữa vẫn ở trong rừng giữ kho. Cho mãi tới ngày 27/7/1954 cụ mới được về.

Cụ cười bảo: "Sung sướng quá anh ạ, chúng tôi đi suốt ngày suốt đêm để nhanh về tới nhà. Tôi hỏi thăm những người đi bộ đội cùng chồng tôi có biết anh Viết đang ở đâu không, nhưng chẳng ai biết, hết năm 1954 rồi sang năm 1955 trên mới báo tin anh Viết bị địch đánh úp hy sinh. Nghe nói anh ấy hy sinh ở Nặm Khắt, tỉnh Lai Châu anh ạ. Nặm Khắt ở đâu thì tôi cũng chẳng biết...".

Nói rồi cụ đưa cho tôi xem tấm hình của anh Hà Văn Viết vẽ truyền thần lại do phía nhà anh Viết gửi cho cụ. Năm 1956 cụ xây dựng với anh Sa Quang Đức, là chiến sĩ đội du kích Đá Xô lừng lẫy một thời. Hai người sinh được 4 người con, đặt tên là Phụng, Sự, Quốc, Gia như chính các cụ đã mang tất cả tuổi trẻ của mình hiến dâng cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.

 

 

11-19-29_d6Hang núi ở xã Mường Cơi (Sơn La) nơi chứa vũ khí trong chiến dịch Điện Biên Phủ

3. Người phụ nữ thứ ba gánh gạo cho chồng đi đánh giặc là cụ Hoàng Thị Hiền 83 tuổi người cùng thôn Ba Khe 2. Tôi hỏi cụ sao dáng cụ lại còng thế kia? Cụ Hiền cười bảo: Ngày xưa gánh gạo và đạn dược cho bộ đội nên bây giờ lưng mới còng như thế này đấy anh ạ.

Cụ Hiền kể: "Quê tôi ở xã Hoàng Lương, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, năm 1946 tôi đi nấu cơm cho bộ đội từ trong Nam ra suốt 8 năm trời, tháng 10/1953 thì đi dân công gánh gạo lên Điện Biên Phủ. Thời gian chúng tôi đi là 3 tháng 15 ngày, trong đó 15 ngày tự túc lương thực.

Chồng chưa cưới của tôi là anh Nguyễn Đình Hơn là người cùng xóm nhập ngũ năm 1952, hai người hẹn nhau sau giải phóng sẽ cưới. Khi vào dân công tôi hay tin anh Hơn cũng lên chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Tôi không biết anh Hơn ở đơn vị nào nhưng tin rằng những hạt gạo mà tôi gánh sẽ đến được với anh.

Ngày ấy bom đạn trút xuống dọc con đường lên Điện Biên Phủ, những người thồ gạo bằng xe thồ trúng bom chết nhiều lắm. Đêm đi ngày nghỉ, vất vả vô cùng, gạo ẩm gạo mốc cũng phải ăn dành gạo ngon cho bộ đội. Có lần vừa bưng bát cơm lên là có lệnh lên đường, vội đổ ra lá vừa đi vừa ăn cho kịp tới nơi.

 

11-19-29_d5

 

Trái bom giặc Pháp ném xuống đèo Lũng Lô còn sót lại

Bom đạn liên miên là thế nhưng chúng tôi không hề sợ, hò hát dọc tuyến đường. Tuổi trẻ vui lắm, thấy dân công các anh bộ đội hát rằng: “Ới chị em dân công ơi! Có lấy chồng thì lấy dân công/ Chớ lấy bộ đội nằm không một mình...” Chúng tôi hát đáp lại: “Nằm không thì mặc nằm không/ Bao giờ hoà bình thống nhất tôi với ông một giường...”

Tôi hỏi cụ Hiền: Sao không phải là tôi với anh một giường mà tôi với ông một giường? Cụ Hiền cười thích thú: Con đường lên Điện Biên Phủ dài lắm, cuộc chiến đấu còn lâu dài, nên khi hoà bình thì chúng tôi cũng đã thành ông, thành bà...


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65118208

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July