Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Tướng Nguyễn Văn Ninh kể chuyện lấp biển, đón tết Trường Sa Tướng Nguyễn Văn Ninh kể chuyện lấp biển, đón tết Trường Sa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Cuộc trò chuyện với vị lão tướng về tình đồng đội, về Tết trên đảo và những nỗi niềm hướng về Trường Sa.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó cục trưởng Cục tác chiến, Bộ tổng Tham mưu, hiện 89 tuổi. Đi bộ đội từ năm 18 tuổi, ông là một trong những người lính đã tham gia hầu hết các mặt trận của Việt Nam: chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; tình nguyện giải phóng Campuchia, giải phóng Miền Nam, chiến tranh biên giới phía bắc…

Cuộc đời ông trải dài qua hầu hết các chiến tuyến và lịch sử bảo vệ đất nước.

Đặc biệt, ông và cố Anh hùng Lực lượng vũ trang, Đô đốc hải quân Giáp Văn Cương chính là những người đầu tiên được giao nhiệm vụ tiếp nhận quần đảo Trường Sa từ chính quyền Sài Gòn.

Từ năm 1975 – 1990, với cương vị là chỉ huy phụ trách Trường Sa, ông tham gia đặt những viên đá đầu tiên lấp biển, làm nhà chân cao (tiền thân cho nhà bền vững và nhà giàn DK1 sau này), chứng kiến sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, cùng bao chìm nổi cùng vùng biển máu thịt và những buồn vui đời lính đảo.

Những trải nghiệm đời lính được ông cẩn thận lưu giữ bằng những trang viết tay, mà ông nắn nót viết từng dòng, dán từng bức ảnh cẩn thận trên tập sách dày. Khi tôi hỏi ông có định xuất bản cuốn hồi ký đó không. Ông nói ông không định xuất bản, mà chỉ để lại cho con cháu như một di sản tinh thần.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh và cuốn hồi ký chép tay ông nâng niu như báu vật.

Ra đảo cứu lính

- Chinh chiến nhiều trận mạc, gắn bó cả cuộc đời với người lính, khi về hưu, thiếu tướng nhớ điều gì nhất?

- Trong những ngày này, các phương tiện truyền thông và người dân đặc biệt quan tâm đến số phận của chiếc tàu Vinalines Queen và các thuyền viên. Tôi cũng không ngoại lệ. Nói về sự sống sót kỳ diệu của thủy thủ Đậu Văn Hùng và hành trình lênh đênh 5 ngày trôi trên biển của anh làm tôi liên tưởng đến câu chuyện đến câu chuyện xảy ra trên đảo Sơn Ca năm 1977.

Lần đó tôi từng suýt mất 3 chiến sĩ. Những năm 1970, giống như nhiều đảo khác, điều kiện ở Sơn Ca vẫn còn khó khăn lắm. Anh em đóng trên đảo bị cô lập, trông chờ hoàn toàn từ tiếp tế ở đất liền. Hàng ngày anh em làm công việc xây dựng và quan sát đảo bằng cách từng nhóm 2 – 3 chiến sĩ đi trên một chiếc thuyền phao nhỏ, có dây nối buộc vào đảo.

Chẳng may hôm đó (vào mùa hè, tôi không nhớ rõ ngày), dây của chiếc thuyền phao bị đứt. Ba chiến sĩ ngồi trên thuyền và các đồng đội của họ la hét hốt hoảng, nhưng không có cách nào đưa được thuyền phao vào bờ. Lúc đó biển lại đang động cấp 7 – 8. Trên đảo không có một tàu nào, cũng không ai bơi nổi trong thời tiết đó.

Anh em trên đảo đành rớt nước mắt nhìn 3 chiến sĩ của mình bị sóng cuốn, trôi đi trước mắt mà không có cách nào cứu được.

Khi đó tôi đang ở Cam Ranh, nghe anh em điện báo về, đề nghị đưa tàu ra đảo cứu chiến sĩ.

Lúc đó cơn bão số 9 bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, ra biển rất nguy hiểm mà khi đó hải quân ta chỉ toàn tàu nhỏ. Nhưng Ban chỉ huy và tôi vẫn quyết định đi.

Đi ra khỏi vịnh Cam Ranh là chúng tôi bị bão “quật”  ngay. Mất hai ngày đêm, những anh em đi cùng say sóng vật vã, tôi may mắn không sao.

Đảo Sơn Ca năm 1977.

Đến đảo Sơn Ca, từ xa đã thấy anh em đứng hết cạnh bờ, vừa mừng rỡ vừa hoang mang, lo lắng về số phận 3 chiến sĩ bị trôi. Khẩn trương đón mấy anh em trên đảo, tôi cho quay tàu đi theo ngay hướng chiếc thuyền trôi.

Lại mất gần 3 ngày đêm nữa lang thang vùng biển, khi chúng tôi gần như đã mất hết hy vọng cứu được đồng đội, bỗng một chấm đen xuất hiện phía xa. Nhìn kỹ giống như hòn đảo nhỏ (chính là đảo Đá Thị sau này, khoảng cách giữa Sơn Ca – Đá Thị khoảng 15km).

Lại gần hơn chúng tôi thấy một người đang giơ cánh tay lên.

Chúng tôi lao về hướng đó, quả đúng như vậy, đó là cánh tay của anh chiến sĩ khỏe nhất trong ba người.

Hai người còn lại đã lả đi, nằm gần đó. Thấy tàu chúng tôi, họ mừng rơi nước mắt. Anh khỏe nhất không kìm nổi bèn nhảy thẳng xuống biển bơi về hướng tàu. Quá nguy hiểm, vài người trên tàu lao ngay xuống đón. Anh kia bơi được vài mét thì đuối sức. May người trên tàu bơi tới kịp.

Ba người được đồng đội bế lên tàu, họ hoàn toàn kiệt sức vì đã 5 ngày không uống nước. Sau này anh em kể hôm đầu họ còn bò lết trên cát tìm những con ốc, cá còn rơi lại và ăn sống, sau đó thì kiệt sức không làm nổi.

Chúng tôi nấu cháo rồi bón cho họ từng thìa nước, không dám cho ăn nhiều. Ai cũng hai hàng nước mắt lã chã. Anh em trên đảo nghe tin cũng ôm nhau khóc. Mỗi khi nhớ lại câu chuyện, tôi lại thấy rưng rưng, nghĩa tình đồng đội đáng quý lắm. Thấm thoắt thế mà đã 35 năm rồi…

Nhà chân cao được làm sau sự kiện Gạc Ma

- Bao lâu sau đó tình hình trên các đảo được cải thiện hơn, thưa ông?

- Cũng khá lâu và còn nhiều vất vả. Sơn Ca và Đá Thị bây giờ thì ổn nhiều rồi. Đời sống vật chất và tinh thần của anh em rất tốt. Hồi đầu, Sơn Ca chỉ là một bãi đá, các đảo khác là những bãi san hô, nửa chìm nửa nổi.

Chúng tôi phải chở từng viên đá, bao xi măng từ đất liền ra, mà xi-măng hồi đó (những năm 1970 – 1980) hiếm lắm. Trộn xi-măng cũng phải bằng nước ngọt, chắt chiu từng thùng chở từ đất liền ra, vừa cho anh em dùng, vừa để xây dựng.

Nhà chân cao.

- Đó chính là nhà chân cao mà một vài lần ông đề cập?

- Chưa, nhà chân cao phải sau này. Sau khi xảy ra sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, Đô đốc Giáp Văn Cương và tôi quyết định phải làm gì đó để củng cố hơn khả năng kiểm soát của mình.

Nhà chân cao là ý tưởng đầu tiên, được xây dựng nhanh, trên địa hình nửa nổi nửa chìm ở các đảo san hô; sau đó mới là nhà kiên cố và nhà giàn DK1 được xây dựng sau này, kiên cố hơn.

Qua nhiều lần khảo sát, chúng tôi nhận thấy còn nhiều đảo chìm và bãi san hô khác trong vùng biển; nhưng để xây dựng được những nhà kiên cố thì khá lâu, trong khi công cuộc khẳng định chủ quyền thúc bách. Đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh phải triển khai ngay những ngôi nhà nổi, có móng cắm sâu xuống nước và đưa quân ra ở.

Nhà làm gấp, móng chỉ khoảng 1 mét, chỉ vài năm là đổ. Anh em ở cũng cực khổ trăm bề. Nhà chân cao để anh em có nhiệm vụ quan sát biển, đồng thời để khẳng định chủ quyền vùng biển của mình; kiên quyết không để những ‘sự kiện Gạc Ma’ lặp lại.

- Ngoài những khó khăn vì điều kiện vật chất, bão tố… việc xây nhà chân cao hồi đó có suôn sẻ không, các chiến sĩ Việt Nam có gặp sự khiêu khích, khó dễ nào từ phía ngoài?

- Không, chỉ có vụ đụng độ lớn nhất ngày 14/3/1988. Sau đó chúng tôi hầu như không gặp vướng mắc gì nhiều. Mà ta cũng chẳng sợ Trung Quốc đâu, vì đấy là chủ quyền của ta, biển của ta, chúng tôi chẳng sợ gì.

Khó khăn duy nhất là ta có ít tàu quá, chở đá ra Trường Sa rất khó khăn, mất nhiều công sức. Chúng tôi phải chắt chiu từng viên đá, bao xi măng đến can nước ngọt; vừa để anh em uống vừa để trộn xi măng xây dựng.

Có được Trường Sa như hôm nay là công sức, mồ hôi của nhiều lớp chiến sĩ hải quân đã đổ xuống. Vùng biển Trường Sa hiện có 5 nước có những đòi hỏi chủ quyền.

Có nước đã chiếm đóng, xây nhà kiên cố trên đảo, nhưng chỉ duy nhất Việt Nam có đèn hải đăng nằm trên  5 hòn đảo: An Bang, Song Tử Tây, Đá Lát, Đá Tây, Tiên Nữ, Trường Sa Lớn.

Đi giữa biển đen mịt mùng mà nhìn thấy hải đăng là sung sướng vô cùng. Quý lắm, tự hào lắm!

Đô đốc Giáp Văn Cương (áo trắng, đứng giữa) và các sĩ quan hải quân kiểm tra việc 'lấp biển' ở những nơi bãi cạn, làm nền xây dựng nhà lô cốt thay thế những nhà chân cao làm tạm (ở phía sau lưng Đô đốc).

Tết ở Trường Sa

- Trong 15 năm phụ trách Trường Sa, ông có đón tết cùng anh em lính ở ngoài đảo không?

- Tôi thường ra đảo trước Tết để động viên và mang quà cho anh em, nhưng chưa được đón đúng Tết ở ngoài đảo lần nào.

Theo lệ thường, tất cả hàng tết Trường Sa đều phải đưa ra trong tháng Chạp gồm đậu xanh,  lá dong, bí đao, gạo nếp… Tôi nhớ mãi một lần tôi mang hàng ra, cùng nhiều anh em chỉ huy khác. Có cả đồng chí Đoàn Khuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hàng vừa lên đảo, trước mặt tất cả các chỉ huy, anh em đơn vị, một cậu lính trẻ cầm quả chanh ăn ngon lành, hồn nhiên. Thế mới thấy anh em ngoài đảo thèm những thứ giản dị như thế lắm.

Đặc biệt, anh em thường tận dụng lá của cây bàng vuông để gói bánh chưng. Lớp lá dong trong cùng, bên ngoài là lá bàng. Quả bàng vuông to bằng mũ cối, là sản phẩm đặc biệt chỉ có ở Trường Sa. Tôi đã từng thử mang quả bàng về đất liền trồng nhưng không sống.

Bây giờ các đảo hầu như đều chăn nuôi được nên đời sống được cải thiện tốt lắm. Các đảo đều nuôi đuợc lợn, gà. Đặc biệt ở đảo Phan Vinh rất nhiều chó, có đảo nuôi bò như Song Tử Tây,  chia nhau thoải mái. Ngày Tết của anh em nói chung khá sung túc, vui vẻ.

Lính rất khéo tay, làm cành đào, cành mai giả rất đẹp… Vui lắm!

Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước 6 bên, cụ thể:+ Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988, và tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn.+ Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.

 

+ Philipin: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây.

+Malayxia: Chiếm đóng 7 đảo: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm.

+ Bruney: Không có đảo nào song vẫn yêu sách chủ quyền.

+ Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca. 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan).

Trích cuốn “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)” do Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản năm 2011.

 

Theo Tuanvietnam


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65969035

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July