Từ trung tâm thành phố, chúng tôi vượt mấy trăm cây số đường rừng về sóc Bom Bo (nay là thôn 1, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước) để tìm lại những tiếng chày, ánh lửa bập bùng trong đêm trăng mà cộng đồng người Xtiêng nơi đây đã giã gạo nuôi bộ đội như trong nhạc phẩm “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.
Tiếp chuyện chúng tôi, già làng Điểu Kiên, 68 tuổi, ngậm ngùi cho biết: “Sau giải phóng, để ghi nhận công lao của cộng đồng người Xtiêng ở sóc Bom Bo đã không quản ngại hy sinh, che giấu, nuôi dưỡng cán bộ, kiên cường bám đất bám rừng, Đảng và Nhà nước đã trao tặng sóc Bom Bo danh hiệu Anh hùng cao quý (năm 1976). Từ ấy, những già làng người Xtiêng đã dạy con cháu phải một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và đến nay, trong mỗi gia đình người Xtiêng đều có thói quen thờ ảnh Bác bên cạnh tổ tiên, cha mẹ.
Thế nhưng, sau khi đón nhận danh hiệu cao quý đó không lâu, chính quyền địa phương bắt đầu quy hoạch lại các cụm ấp dân cư. Họ lấy tên sóc Bom Bo đặt làm tên xã, còn sóc Bom Bo của người Xtiêng thì đổi thành thôn 1. Lúc đó nhiều người Xtiêng đã không vui, nhưng vì từ sóc đổi thành xã, rộng lớn hơn nên mọi người đều nhất trí. Một thời gian sau, do thôn 1 của người Xtiêng nằm cách xa các thôn khác, xa cả trung tâm xã Bom Bo nên chính quyền lại chuyển thôn 1 của đồng bào thành thôn 1 của xã… Bình Minh. Từ đấy, xã Bom Bo chính thức không còn sóc Bom Bo của người Xtiêng nữa.
Muốn về thăm sóc Bom Bo…
Thực sự, ban đầu chúng tôi cũng không ngờ một sóc từng nổi tiếng là cái nôi của cách mạng, của kháng chiến như vậy mà bỗng dưng không còn nữa. Thế nhưng, không chỉ cái tên sóc Bom Bo biến mất mà ngay cả những giá trị truyền thống của sóc, của cộng đồng người Xtiêng cũng dần mai một, khi mà các hướng bảo tồn vẫn còn nhiều trắc trở. Già làng Điểu Kiên cho biết: Chính quyền địa phương cũng tìm cách bảo tồn văn hóa của người Xtiêng bằng cách xây nhà truyền thống, lưu giữ những chày, những bếp lửa… nhưng thực sự, bản thân người Xtiêng bây giờ, nhất là lớp trẻ đều không biết giã gạo là gì nữa rồi.
Đường vào sóc Bom Bo.
Thế nhưng, sau khi đón nhận danh hiệu cao quý đó không lâu, chính quyền địa phương bắt đầu quy hoạch lại các cụm ấp dân cư. Họ lấy tên sóc Bom Bo đặt làm tên xã, còn sóc Bom Bo của người Xtiêng thì đổi thành thôn 1. Lúc đó nhiều người Xtiêng đã không vui, nhưng vì từ sóc đổi thành xã, rộng lớn hơn nên mọi người đều nhất trí. Một thời gian sau, do thôn 1 của người Xtiêng nằm cách xa các thôn khác, xa cả trung tâm xã Bom Bo nên chính quyền lại chuyển thôn 1 của đồng bào thành thôn 1 của xã… Bình Minh. Từ đấy, xã Bom Bo chính thức không còn sóc Bom Bo của người Xtiêng nữa.
Muốn về thăm sóc Bom Bo…
Thực sự, ban đầu chúng tôi cũng không ngờ một sóc từng nổi tiếng là cái nôi của cách mạng, của kháng chiến như vậy mà bỗng dưng không còn nữa. Thế nhưng, không chỉ cái tên sóc Bom Bo biến mất mà ngay cả những giá trị truyền thống của sóc, của cộng đồng người Xtiêng cũng dần mai một, khi mà các hướng bảo tồn vẫn còn nhiều trắc trở. Già làng Điểu Kiên cho biết: Chính quyền địa phương cũng tìm cách bảo tồn văn hóa của người Xtiêng bằng cách xây nhà truyền thống, lưu giữ những chày, những bếp lửa… nhưng thực sự, bản thân người Xtiêng bây giờ, nhất là lớp trẻ đều không biết giã gạo là gì nữa rồi.
Bây giờ muốn về thăm sóc Bom Bo rất dễ lạc đường, nhầm hướng dù những con đường đã khang trang, bởi một lẽ đơn giản, cái tên sóc Bom Bo không còn nữa. |
Không chỉ già làng Điểu Kiên mà nhiều người dân thôn 1 bây giờ đều mong được giữ lại cái tên sóc Bom Bo truyền thống. Nó giúp họ hiểu được cội nguồn của mình, dù sau rất nhiều thăng trầm của lịch sử.
Đại Dương