Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Những người xây đảo Trường Sa Những người xây đảo Trường Sa , Người xứ Nghệ Kiev
 

Những người lính công binh ở Trường Sa ngày đêm đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ để xây dựng, tôn tạo và bảo dưỡng các công trình, góp phần giữ gìn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.


Từ bàn tay của lực lượng công binh, nhiều công trình bề thế, tiện nghi ở Trường Sa đã được hình thành. Ảnh: MẠNH CƯỜNG
Từ bàn tay của lực lượng công binh, nhiều công trình bề thế, tiện nghi ở Trường Sa đã được hình thành. Ảnh: MẠNH CƯỜNG
 

Hiện nay trên các đảo Song Tử Tây, Trường Sa Lớn đã có chùa, một số đảo có nhà dân, nhà sinh hoạt cộng đồng khang trang... Những công trình đó là cả tấm lòng của người dân đất liền gửi gắm nhưng để chuyển tải, “nặn hình” sự đóng góp, chia sẻ ấy là nhờ bàn tay của những người lính công binh.

Một ngày cuối tháng 4, chúng tôi đặt chân lên đảo Phan Vinh. Giữa cái nắng gắt rán da người của trời và biển, chúng tôi bắt gặp lán trại dựng tạm vô cùng đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ của lực lượng Tiểu đoàn 881, thuộc Trung đoàn Công binh 131 - một trong những đơn vị nòng cốt của quân chủng Hải quân Việt Nam đang đảm nhận nhiệm vụ xây dựng, tôn tạo cụm công trình ở đảo này. Đón đoàn từ đất liền lên thăm đảo là những gương mặt trẻ măng sạm đen vì nắng gió, những nụ cười bẽn lẽn của các chiến sĩ công binh với tuổi đời chỉ 19, đôi mươi.

Không có ngày nghỉ

Đại úy Dương Văn Thủy, cán bộ Tiểu đoàn 881, người từng có nhiều năm tham gia xây dựng, tôn tạo các công trình ở đảo Nam Yết, đảo Trường Sa Lớn, cho biết việc thi công, xây dựng trên đảo không như đất liền, nhất là về thời gian, công sức. Một công trình ở đất liền có thể hoàn thành trong vòng hai tháng nhưng ở đảo chìm có khi cần thời gian gấp ba lần bởi việc xây dựng ở đảo phụ thuộc lớn vào thời tiết. Trước đây chỉ làm theo mùa, từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 nhưng nay thì làm suốt, tùy theo hạng mục. Có những lúc thời tiết thuận lợi, toàn bộ anh em công binh phải dồn sức gấp nhiều lần để chạy đua, bất kể giờ giấc là ngày nghỉ hay không.

“Lính công binh ở đảo không có khái niệm ngày nghỉ. Ngay cả Giỗ tổ Hùng Vương, 30-4 hay 1-5 cũng vẫn phải làm việc. Chủ nhật, thứ Bảy cũng vậy. Phải cố gắng để bù vào những ngày thời tiết xấu để đảm bảo tiến độ công trình” - Đại úy Nguyễn Văn Lin, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 881, góp thêm câu chuyện.

Chính vì thế, hôm qua dù đã là ngày 3-5 nhưng tiểu đoàn 881 mới tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho các cán bộ, chiến sĩ “ăn lễ 30-4, 1-5 muộn”. Đại úy Thủy giải thích do những hôm trước thời tiết thuận lợi các anh em dồn sức vận chuyển vật liệu cho xong nên hoãn lại việc nghỉ lễ.

Găng tay rách nát, vai tứa máu

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng ở đảo, Đại úy Nguyễn Văn Lin nhận xét có khi tiền vật liệu chỉ một đồng nhưng tiền công đóng bao, chuyên chở, vận chuyển vào đảo chiếm tới 10 đồng.

Để bắt tay thi công phải trung chuyển vật liệu xây dựng từ tàu lớn vào đảo và đây cũng là công việc vất vả nhất. Tất cả mọi thứ từ cát, đá, gạch, xi măng đến nước ngọt, thậm chí ván, gỗ ở trong đất liền có khi là bỏ đi… đều được vận chuyển từ đất liền. Khi tàu đến thì phải neo đậu ở nơi nước sâu, chờ con nước thuận lợi rồi các chiến sĩ công binh dùng xuồng nhỏ vận chuyển vào.

 

 

 

Chiến sĩ Trần Văn Năm tự hào khi được cùng góp tay xây dựng, tôn tạo các công trình trên biển. Ảnh: MP

“Bất kể nửa đêm hay mờ sáng, công binh đều phải sẵn sàng khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi có sóng gió thì một xuồng chỉ 20-30 chục bao vật liệu chứ không dám chở nhiều do sợ lật, chìm xuồng. Hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng các loại được cẩu từ tàu lớn xuống xuồng rồi công binh đưa vào đảo, đưa lên, chuyển xuống có khi ở độ cao 3-5 m nhưng toàn bằng tay. Có khi xuồng mắc cạn phải vác bộ khiến găng tay rách nát, vai tứa máu và cán bộ, chiến sĩ ngâm hàng giờ dưới nước vậy nhưng chỉ vài chục con người, có ngày công binh cõng đến cả trăm tấn vật liệu chuyển từ tàu vào đảo” - Đại úy Thủy chia sẻ.

Phần quan trọng của một công trình ở đảo chìm đó là phần nền. Anh Nguyễn Văn Dinh (37 tuổi, quê Thanh Hóa) tốt nghiệp trường công binh từ năm 1994 và đã “chinh chiến” ở nhiều công trình trên biển, đảo Trường Sa kể, khi vật liệu được chuyển tải vào đảo thì phải đợi nước rút. Đến khi bãi san hô hiện ra, toàn đội tập trung xếp đá khối làm nền và dùng đá nhỏ bít những khoảng hở để chuẩn bị đổ bê tông. Ở công đoạn tạo nền nhà, các cán bộ, chiến sĩ công binh phải dốc toàn lực để “chạy” theo con nước đổ bê tông bởi nếu không kịp, nước lên thì sẽ công toi.

Niềm tự hào của lính trẻ

Trung tá Đồng Văn Luần, Tham mưu phó Trung đoàn Công binh 131, đang trực tiếp chỉ huy việc tôn tạo, xây dựng ở đảo Phan Vinh, cho hay hầu hết các chiến sĩ công binh còn trẻ, mới ra biển lần đầu nên gặp nhiều bỡ ngỡ về sóng gió, điều kiện sống… Khó khăn, vất vả là thế nhưng các cán bộ, chiến sĩ đều đồng tâm hiệp lực, làm việc chăm chỉ, cật lực để công trình hoàn thành tốt đẹp.

 

 

 

Một đoạn kè chắn sóng ở đảo Trường Sa Lớn. Ảnh: MP

Có mặt trong đội ngũ công binh tại đảo Phan Vinh, chiến sĩ Trần Văn Năm (19 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết trước khi ra đảo em đã được tập dượt, chia sẻ kinh nghiệm về công việc, về cách thích ứng với môi trường biển, đảo để không bị say sóng, để khi vận chuyển vật liệu không làm xuồng lật. Ban đầu Năm cũng hình dung khi đến đảo sẽ gặp nhiều thiếu thốn về vật chất, tình cảm và công việc sẽ vất vả. Mặt khác, cứ nghĩ mình cùng đồng đội sẽ đến đảo nổi nhưng đến nơi mới hay đảo chìm, khó khăn về nước ngọt. Tuy vậy, trong cuộc sống xa đất liền của lính công binh, Năm cùng các chiến sĩ nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đồng đội, tạo điều kiện thường xuyên liên lạc với gia đình. “Từng xô nước ngọt trộn bê tông cũng phải mang từ đất liền ra nên chúng em phải sử dụng nước thật tiết kiệm. Qua một thời gian rồi cũng thích nghi với cuộc sống nơi biên thùy” - Năm bộc bạch.

“Em chỉ phụ trách công việc nấu bếp thôi. Công việc mệt thì có mệt thật nhưng phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để góp phần hoàn thành công trình. Cho đến bây giờ em vẫn không quên được cảm giác vui vì được đến tận nơi đầu sóng ngọn gió, cùng một tay tham gia xây dựng, tôn tạo các công trình bảo vệ biển, đảo, khẳng định chủ quyền. Hơn nữa, mang tiếng là lính hải quân mà không ra biển thì thật không ý nghĩa” - Năm tự hào.

Cùng chung suy nghĩ với Năm, chiến sĩ Đinh Thanh Nam (19 tuổi, quê Nam Định) nhập ngũ và ra đảo Phan Vinh cùng thời gian với Năm cũng được gia đình khuyến khích đi bộ đội. Trong những ngày đầu tiên ra đảo, Nam đã nôn thốc nôn tháo trên tàu. Đến đảo, dưới cái nắng gay gắt, hơi gió biển thổi rát rạt tưởng chừng em không trụ nổi. Ấy vậy mà Nam vẫn hoàn thành tốt công việc hỗ trợ các anh công binh vận chuyển vật liệu. Là lính công binh trẻ, có thời gian ra biển chưa lâu nhưng Nam cảm nhận được rằng trong môi trường quân đội với quân kỷ nghiêm minh đã giúp em nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn. “Điều làm em tự hào là được góp một phần sức nhỏ, xây dựng các công trình biển, đảo khang trang, bề thế hơn để khẳng định chủ quyền biển, đảo. Mặt khác, trong môi trường này, em được rèn luyện ý chí kiên cường, cương quyết và làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo hơn. Chứ trước đây, khi chưa làm lính thì thiếu kiên nhẫn, nhiều việc chưa xong đã bỏ ngang…” - Nam tâm sự.

Minh chứng về chủ quyền

Trong không khí nhộn nhịp kỷ niệm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa, thống nhất đất nước, người dân đất liền còn được đón nhận nhiều tin vui từ vùng biển, đảo chuyển về. Đó là việc khánh thành Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa trên đảo Trường Sa Lớn do Quỹ học bổng Vừ A Dính và báo Pháp Luật TP.HCM vận động xây dựng trị giá trên 10 tỉ đồng. Đó là việc khởi công xây dựng (vào các ngày 22, 23-4) hai ngôi chùa có đầy đủ nhà tam bảo, tam quan, tả vu, hữu vu, bồn cây cùng nhiều công trình phụ trợ khác tại đảo Sơn Ca và Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa…

Một ngôi trường nhỏ ở huyện đảo Trường Sa chỉ vài phòng học thôi nhưng ý nghĩa lại vô cùng to lớn. Nói như nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, mái trường này không chỉ là điều kiện để các em học sinh tiếp cận với tri thức tốt hơn mà còn là một minh chứng vững vàng về chủ quyền của Tổ quốc. Nó thể hiện sự trường tồn của người Việt trên mảnh đất này từ xa xưa và mãi muôn đời sau, không gì lay chuyển.

Rồi mai đây, Trường Sa không chỉ có màu xanh của bàng vuông, phong ba hay bão táp…, không chỉ có những căn nhà công vụ mà sẽ mọc lên những công trình, những mái nhà thân thuộc như trong đất liền để biến Trường Sa trở thành “thành phố” với nhịp sống sôi động bên pháo đài giữa biển khơi. Và để có được những điều ấy, biết bao giọt mồ hôi của những người lính công binh đã nhỏ xuống một cách lặng thầm mà bền bỉ.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=596964#ixzz2SJSgA5JC 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 12
Total: 65164772

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July