Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  VỊ HOÀNG GIÁP HAI LẦN VINH QUY VỊ HOÀNG GIÁP HAI LẦN VINH QUY , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân khi mất, linh cữu trên đường đưa về bản quán còn được các địa phương nghêng đón trọng thị. Vì thế mà mãi tới nay ở làng Ngái  (Hà Nội) và vùng quê lân cận còn truyền tụng câu chuyện một vị Hoàng giáp Tiến sĩ, hai lần được rước vinh quy.

Là một gia tộc lớn ở làng Ngái xưa (nay thuộc xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội), dòng tộc Nguyễn Đăng có nguồn gốc từ họ Mạc, do những biến cố lịch sử mà sang tên đổi họ. Trải qua 400 năm với 14 đời tới nay, dòng tộc Nguyễn Đăng đã có khá nhiều nhân vật thành đạt. Đặc biệt là Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân, đời Minh Mạng (1820-1841). Ông mệnh danh là vị Hoàng giáp tiến sĩ hai lần dược rước vinh quy ở Việt Nam.

Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân sinh ngày 25/10 năm Giáp Tý (niên hiệu Gia Long năm thứ 3) vào triều Nguyễn (1804). Ông còn có tên tự Hy Khiêm, hiệu Thạch Am, trưởng thành trong một gia đình dòng dõi nho học. Vốn có tư chất thông minh, được cha dạy học, ngay từ bé Nguyễn Đăng Huân rất chăm học, lên 7 tuổi đã biết viết hai chữ: “Trung, Hiếu” vào dây lưng luôn thắt bên mình. Năm 8 tuổi, ông đã biết ứng đối rất giỏi. Lớn lên, năm 14 tuổi được vào học trường dòng, ông đã học rất chăm chỉ miệt mài văn học. Ông nổi tiếng không những ở huyện, ở phủ mà còn trong tỉnh. Các kỳ tập văn của ông đều được phê hạng bình và ưu.

Tuy tuổi còn trẻ, đỗ cao, nhưng Nguyễn Đăng Huân không bao giờ có thói kiêu căng tự mãn nên được nhân dân và các vị thân sĩ trong làng rất đỗi mến phục. Sau này, ông được vua bổ dụng làm quan, cho giữ chức tri phủ huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Khi ra làm quan, ông cũng không bao giờ làm phiền nhiễu dân, rất mực thanh liêm nên được nhân dân trong phủ tin yêu, các đồng liêu kính nể. Ông còn được vua mời vào cung giữ chức Hàn Lâm tu soạn rồi Hàn Lâm thị giảng. Ông thường được theo nhà vua ngự giá thăm viếng nhiều nơi.

Có lần theo nhà vua thăm phủ Điện Bàn (nơi ông làm tri phủ trước đây), nhân dân trong phủ đua nhau bái yết, lúc ra về rất nhiều người đem tặng phẩm kính biếu ông, nhưng ông thảy đều từ chối không chịu nhận, quan phủ và dân trong vùng đã lưu luyến đi theo tiễn ông qua địa phận mình ở mới quay trở lại. Qua 8 năm làm quan, ở đâu Nguyễn Đăng Huân cũng nổi tiếng là con người thanh liêm, mặc dù gia đình ông ở quê vẫn rất nghèo...

Vào năm 34 tuổi, ông bị bệnh nặng và từ trần ngày 12/0 năm Đinh Dậu (1837) tại nơi làm việc là Bộ Lễ ở triều đình Huế (đương triều vua Minh Mệnh thứ 18). Sau khi ông mất, Ban lễ tang của triều đình thử cho mở túi, hòm riêng của ông, song chẳng thấy có bất cứ một đồng tiền hay một hiện vật giá trị nào, mà chỉ vẻn vẹn có một bộ triều phục (khi đi chầu mới mặc). Do vậy, lúc khâm liệm thi hài ông, được vua ban một bộ quần áo mùa đông mới. Vua còn ban thưởng 100 quan tiền cho việc chi nhu, thưởng riêng 100 quan tiền cho vợ con ông và 100 quan cho thân mẫu của ông. Vua cũng lệnh cho các quan địa phương khi linh cữu của ông Nguyễn Đăng Huân đi qua nơi nào thì nơi ấy đều phải nghinh tiếp, bàn giao chu đáo để linh cữu của ông được về tới nơi an táng tại bản quán an toàn, trịnh trọng…

Có lẽ vì chuyện này mà mãi tới nay, ở làng Ngái và vùng quê lân cận vẫn còn truyền tụng câu chuyện: “Một vị Hoàng Giáp Tiến sĩ hai lần được rước vinh quy”.

Ông đã được dân lập đền thờ ở Điện Bàn (Quảng Nam). Tên ông cùng những giai thoại đã được sử sách lưu truyền (Sách Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn -Quốc triều chánh biên toát yếu). Năm Thiệu Trị thứ 6, ngày 9/11/1846, Nhà vua cho lập Bia công đức Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân tại Đồng Gai xã Hương Ngải, và hiện nay trong cố đô Huế vẫn còn Bia tiến sĩ ghi danh cụ Hoàng đỗ Đình nguyên tại khu Văn Thánh.

baodatviet.vn


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 20
Total: 69998466

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July