Cũng là đường kim mũi chỉ nhưng qua bàn tay “điêu luyện” đã để lại cho mai sau những tác phẩm “kiệt xuất”. Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Kinh vẫn tận tâm, tận lực truyền nghề cho con cháu.
Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh
Bước ngoặt…
Mảnh đất Cố đô không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp cổ kính, nơi đây còn là cái nôi hình thành nên những con người tài hoa, uyên bác…
Cụ Lê Văn Kinh sinh ra trong gia đình thuộc dòng dõi vua chúa, được thừa hưởng “gen” về nghệ thuật, là cháu ngoại của Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành - một vị quan triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định); cháu nội của cụ Lê Chí Thành, một thợ thêu giỏi ở Quất Động được triều Nguyễn triệu về kinh đô Phú Xuân trong một cuộc chiêu mộ thợ giỏi khắp cả nước; thân sinh là Lê Văn Hỡi, một thợ thêu tài hoa trong triều nhà Nguyễn (từng được triều đình nhà Nguyễn phong tặng Hàn Lâm viện).
Lên 5 tuổi, cụ Kinh đã loay hoay, tìm tòi, học lỏm khi bố đang làm,… những đường vẽ tuy thô ráp nhưng đã toát lên cái “hồn” của bức tranh. Nhờ kiên trì, đam mê, chịu khó học hỏi cộng với “chất” nghệ thuật ăn sâu trong máu, 10 tuổi, cụ Kinh đã cho ra đời hàng chục tác phẩm thêu khiến cho nhiều tay thêu “lão luyện” xứ Huế thời bấy giờ phải trầm trồ thán phục. Cụ được xưng danh là “thần đồng” đất Việt, với các tác phẩm nổi tiếng như: Bức tranh Tùng hạc (hạc đậu trên cành tùng); Long – Phụng, cho đến cảnh chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền; Ngọ Môn, lăng tẩm;…
Cụ Kinh chia sẻ: “Cho dù có năng khiếu nhưng mới bước vào nghề thêu tôi gặp không ít khó khăn, bàn tay cứng đơ, kim khâu và vải luôn bám ríu vào nhau, kim đâm nát cả ngón tay,… Nhưng đây là nghề truyền thống được lưu truyền 3 đời, tôi không thể để nó mai một. Trước khi bố tôi nhắm mắt đã dặn dò rất cẩn thận, thời cuộc có thay đổi con cũng phải giữ lấy nghề”.
Năm 1956, với bức thêu chân dung Trần Bình Trọng (danh tướng nhà Trần) trên chất liệu lụa tơ tằm, đã được vua Bảo Đại đưa đi triển lãm tại New York. Đây chính là thời điểm đánh dấu “mốc son” chói lọi con đường thêu của cụ Kinh, tiếng tăm vang xa được bạn bè thế giới biết đến.
Vốn kiến thức uyên thâm, được chắt lọc tinh túy là cụ Kinh đã biết kết hợp giữa thêu truyền thống và hiện đại. Bởi thế, những tác phẩm của cụ hội tụ nên nét độc đáo trong đó có “cổ và kim”. Mỗi tác phẩm đều ẩn chứa vẻ đẹp trang trọng, đồng thời thể hiện nét uy nghi của cung đình. Cụ Kinh rất tự hào đã kế thừa gia sản mà đời ông, đời bố để lại là hiệu thêu Đức Thành nằm trên đường Gia Long (nay là số 82, đường Phan Đăng Lưu, TP Huế). Cụ Kinh chia sẻ: “Hiệu thêu này không chỉ là tài sản mà là gia bảo mang dòng dõi vua chúa. Bởi thế, tôi phải gìn giữ lưu truyền lại cho con cháu”.
Một lần nữa, cụ Kinh bứt phá với bộ tranh thêu bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư bằng 16 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,… Ròng rã trong 10 năm, cụ Kinh tự tay viết, vẽ, dịch và thêu để trở thành một tác phẩm “kiệt xuất”. Cụ Kinh cho biết: “Trong 10 năm đó tôi miệt mài, khổ luyện bao nhiêu công sức, tiền của đều đổ vào “công trình thế kỷ” này. Ước nguyện của tôi đã thành hiện thực”. Cụ Kinh bật mí: “Trong mỗi bức tranh của một thứ tiếng đều được tôi sáng tạo đặc biệt, màu của chỉ gắn liền với màu lá cờ của từng nước, lá cờ có bao nhiêu màu thì tương ứng với từng ấy màu sợi chỉ được đan lồng tinh xảo…”.
Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được thêu 16 ngôn ngữ của Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011.
Tâm niệm cuối đời
Nghệ nhân Lê Văn Kinh bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn miệt mài truyền dạy cho con cháu nghề thêu gia truyền…
Cụ Kinh Tâm sự: “Tôi đã dành trọn cuộc đời để vun đắp, gìn giữ nghề thêu mà ông cha truyền lại. Sức khỏe tôi ngày một yếu đi, điều tôi băn khoăn lo lắng nhất là sợ nghề thêu mai một, bởi giới trẻ hôm nay không còn mặn mà với nghề này nữa. Trong khi đó nghề thêu đòi hỏi phải có tâm và cần mẫn như thế tác phẩm mới có giá trị”.
Để tỏ lòng tri ân đến cuội nguồn dân tộc, trong thời gian sắp tới cụ Kinh sẽ thực hiện “công trình” mang tầm cỡ quốc gia. Ông sẽ đi đến các vùng, miền của đất nước thu thập những bằng chứng, sau đó mỗi vùng miền sẽ thêu thành một bức tranh. Đây là tâm nguyện cuối đời của cụ Kinh trước khi nhắm mắt.
“Cái độc đáo ở từng bức tranh là phải nói lên được cái riêng biệt của từng vùng, miền. Chẳng hạn ở Huế là cầu Trường Tiền, ở Nghệ An là quê Bác. ở Hà Nội là Lăng Bác, ở TP HCM là Bến Nhà Rồng,…”, cụ Kinh bật mí.
Với công lao đó, năm 2003, cụ Kinh vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vì đã “có công gìn giữ giá trị tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Việt Nam”. Năm 2005, cụ được Bộ NN&PTNT trao tặng Giấy khen và Bằng khen của Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam. Được tỉnh Thừa Thiên - Huế trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Thừa Thiên - Huế và được phong danh hiệu Kỷ lục gia.
Mảnh đất Cố đô không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp cổ kính, nơi đây còn là cái nôi hình thành nên những con người tài hoa, uyên bác…
Cụ Lê Văn Kinh sinh ra trong gia đình thuộc dòng dõi vua chúa, được thừa hưởng “gen” về nghệ thuật, là cháu ngoại của Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành - một vị quan triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định); cháu nội của cụ Lê Chí Thành, một thợ thêu giỏi ở Quất Động được triều Nguyễn triệu về kinh đô Phú Xuân trong một cuộc chiêu mộ thợ giỏi khắp cả nước; thân sinh là Lê Văn Hỡi, một thợ thêu tài hoa trong triều nhà Nguyễn (từng được triều đình nhà Nguyễn phong tặng Hàn Lâm viện).
Lên 5 tuổi, cụ Kinh đã loay hoay, tìm tòi, học lỏm khi bố đang làm,… những đường vẽ tuy thô ráp nhưng đã toát lên cái “hồn” của bức tranh. Nhờ kiên trì, đam mê, chịu khó học hỏi cộng với “chất” nghệ thuật ăn sâu trong máu, 10 tuổi, cụ Kinh đã cho ra đời hàng chục tác phẩm thêu khiến cho nhiều tay thêu “lão luyện” xứ Huế thời bấy giờ phải trầm trồ thán phục. Cụ được xưng danh là “thần đồng” đất Việt, với các tác phẩm nổi tiếng như: Bức tranh Tùng hạc (hạc đậu trên cành tùng); Long – Phụng, cho đến cảnh chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền; Ngọ Môn, lăng tẩm;…
Cụ Kinh chia sẻ: “Cho dù có năng khiếu nhưng mới bước vào nghề thêu tôi gặp không ít khó khăn, bàn tay cứng đơ, kim khâu và vải luôn bám ríu vào nhau, kim đâm nát cả ngón tay,… Nhưng đây là nghề truyền thống được lưu truyền 3 đời, tôi không thể để nó mai một. Trước khi bố tôi nhắm mắt đã dặn dò rất cẩn thận, thời cuộc có thay đổi con cũng phải giữ lấy nghề”.
Năm 1956, với bức thêu chân dung Trần Bình Trọng (danh tướng nhà Trần) trên chất liệu lụa tơ tằm, đã được vua Bảo Đại đưa đi triển lãm tại New York. Đây chính là thời điểm đánh dấu “mốc son” chói lọi con đường thêu của cụ Kinh, tiếng tăm vang xa được bạn bè thế giới biết đến.
Vốn kiến thức uyên thâm, được chắt lọc tinh túy là cụ Kinh đã biết kết hợp giữa thêu truyền thống và hiện đại. Bởi thế, những tác phẩm của cụ hội tụ nên nét độc đáo trong đó có “cổ và kim”. Mỗi tác phẩm đều ẩn chứa vẻ đẹp trang trọng, đồng thời thể hiện nét uy nghi của cung đình. Cụ Kinh rất tự hào đã kế thừa gia sản mà đời ông, đời bố để lại là hiệu thêu Đức Thành nằm trên đường Gia Long (nay là số 82, đường Phan Đăng Lưu, TP Huế). Cụ Kinh chia sẻ: “Hiệu thêu này không chỉ là tài sản mà là gia bảo mang dòng dõi vua chúa. Bởi thế, tôi phải gìn giữ lưu truyền lại cho con cháu”.
Một lần nữa, cụ Kinh bứt phá với bộ tranh thêu bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư bằng 16 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,… Ròng rã trong 10 năm, cụ Kinh tự tay viết, vẽ, dịch và thêu để trở thành một tác phẩm “kiệt xuất”. Cụ Kinh cho biết: “Trong 10 năm đó tôi miệt mài, khổ luyện bao nhiêu công sức, tiền của đều đổ vào “công trình thế kỷ” này. Ước nguyện của tôi đã thành hiện thực”. Cụ Kinh bật mí: “Trong mỗi bức tranh của một thứ tiếng đều được tôi sáng tạo đặc biệt, màu của chỉ gắn liền với màu lá cờ của từng nước, lá cờ có bao nhiêu màu thì tương ứng với từng ấy màu sợi chỉ được đan lồng tinh xảo…”.
Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được thêu 16 ngôn ngữ của Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011.
Bức tranh thêu “Chiều Ngọ Môn” Huế.
Tâm niệm cuối đời
Nghệ nhân Lê Văn Kinh bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn miệt mài truyền dạy cho con cháu nghề thêu gia truyền…
Cụ Kinh Tâm sự: “Tôi đã dành trọn cuộc đời để vun đắp, gìn giữ nghề thêu mà ông cha truyền lại. Sức khỏe tôi ngày một yếu đi, điều tôi băn khoăn lo lắng nhất là sợ nghề thêu mai một, bởi giới trẻ hôm nay không còn mặn mà với nghề này nữa. Trong khi đó nghề thêu đòi hỏi phải có tâm và cần mẫn như thế tác phẩm mới có giá trị”.
Để tỏ lòng tri ân đến cuội nguồn dân tộc, trong thời gian sắp tới cụ Kinh sẽ thực hiện “công trình” mang tầm cỡ quốc gia. Ông sẽ đi đến các vùng, miền của đất nước thu thập những bằng chứng, sau đó mỗi vùng miền sẽ thêu thành một bức tranh. Đây là tâm nguyện cuối đời của cụ Kinh trước khi nhắm mắt.
“Cái độc đáo ở từng bức tranh là phải nói lên được cái riêng biệt của từng vùng, miền. Chẳng hạn ở Huế là cầu Trường Tiền, ở Nghệ An là quê Bác. ở Hà Nội là Lăng Bác, ở TP HCM là Bến Nhà Rồng,…”, cụ Kinh bật mí.
Với công lao đó, năm 2003, cụ Kinh vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vì đã “có công gìn giữ giá trị tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Việt Nam”. Năm 2005, cụ được Bộ NN&PTNT trao tặng Giấy khen và Bằng khen của Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam. Được tỉnh Thừa Thiên - Huế trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Thừa Thiên - Huế và được phong danh hiệu Kỷ lục gia.