Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 01/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chiêu ''độc'' khiến sứ thần Tống triều... run sợ của Lê Đại Hành Chiêu ''độc'' khiến sứ thần Tống triều... run sợ của Lê Đại Hành , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Chiêu 'độc' khiến sứ thần Tống triều... run sợ của Lê Đại Hành

(ĐVO) Không chỉ "phô" sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ... uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo.
Là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến 1005, Lê Đại Hành, tên húy là Lê Hoàn, không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Tượng Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư.

Bí ẩn về thân thế đế vương

Thần tích Lê Hoàn tại lăng Vua Lê, làng Ứng Liêm (Hà Nam) kể rằng, Lê Hoàn sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông nội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết. Nhà nghèo nên cha mẹ ông đã về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam làm nghề chài lưới, đơm đó bắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (942), ông ra đời và năm lên 7 tuổi, thì mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Tuy nhiên, xung quanh thân thế của vua Lê Đại Hành còn được kể với nhiều tình tiết ly kỳ. Chẳng hạn, thân mẫu Lê Hoàn, khi đang mang thai ông, bỗng nằm mơ thấy bụng mình nở ra hoa sen và kết thành hạt sen ngay. Bà lấy hạt sen ấy đem chia cho mọi người nhưng phần mình lại không ăn. Tỉnh dậy, bà lấy làm lạ lắm. Đến khi sinh ông, vừa thoáng thấy mặt mũi đến hình dáng đều khác thường, bà nói với mọi người: “Thằng bé này về sau ắt sẽ được sang giàu hơn người, chỉ tiếc là tôi không kịp được hưởng lộc mà thôi”.

Thế rồi được độ vài năm, bà mất. Bấy giờ, có viên quan người họ Lê, người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa) thấy vua có dung mạo khác thường, bèn nuôi làm con. Một hôm, mùa đông giá rét, Lê Hoàn phải nằm phục xuống như hình cái cối úp cho đỡ buốt, chẳng dè đêm ấy, nhà sáng rực cả lên vì có con rồng vàng nằm che lên…

Lớn lên, Lê Hoàng đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công. Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó, ông mới 27 tuổi.

Khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại vào tháng 10 năm 979, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Tuy nhiên, vì triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua.

Tuyệt chiêu ngoại giao độc đáo

Sử sách chép rằng, vào năm Canh Dần (990), Vua Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ "Đặc Tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn thay đổi cách đón tiếp. Ông muốn nhân lúc này tỏ rõ sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, đã sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại cồ Việt... Và tháng 10 năm đó, đoàn sứ Tông tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sánh lòa; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu mạnh của nước Việt.

Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được. Chánh sứ Tống Cảo cũng đành chịu. Đây là lần đầu tiên, vua nước ta nhận chiếu thư không lạy.

Không chỉ mở đại yến tiệc ngoài bãi biển để chào mừng sứ thần, Vua Lê còn mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ trong sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người, nhưng đã bị những người lính “tặng” quả đấm như trời giáng vào hai thái dương và bị đạp vào chỗ hiểm nên chỉ còn điên cuồng giãy giụa. Sứ thần Tống Cảo đã bị một phen sợ toát mồ hôi.

Sau trận đấu hổ là trò trăn dữ biểu diễn. Trăn có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ. Lê Hoàn cũng cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống: "Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời". Sứ Tống khiếp đảm từ chối.

Trước khi đoàn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn thẳng thắn bảo họ: "Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa". Vua Tống đã đồng ý. Năm Ất Tị (1005), Vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.
 

Bàn về chính sách ngoại giao thời Vua Lê Đại Hành, theo Bách khoa toàn thư mở, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. 

“Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”, nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá.

 

 

 


Vĩnh Khang

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 64560280

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July