Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 23/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa , Người xứ Nghệ Kiev
 

Văn Minh | 
Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa
Bộ đội đặc công Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc, Tiểu đoàn đặc công 45 đã mưu trí ẩn mình, phục kích táo bạo, khiến quân bành trướng Trung Quốc không kịp trở tay, tổn thất nặng nề!

 

Không vận bộ đội đặc công ra Bắc ...

Ngày 17/02/1979, giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh đã huy động hơn 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, đồng loạt tiến công 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bắt đầu!

Bất chấp sự điên cuồng tấn công của đối phương, các đơn vị của ta tại biên giới đã chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều địch, nhưng do chênh lệch về lực lượng, nên thế trận của ta lâm vào tình thế khó khăn.

Để tăng cường sức mạnh cho mặt trận biên giới, Bộ Quốc phòng đã khẩn trương huy động lực lượng của tuyến sau đưa lên chi viện.

Trong đội ngũ của những người lính lên chi viện cho tuyến đầu, có cả những bóng áo rằn ri của binh chủng đặc biệt tinh nhuệ: Bộ đội đặc công.

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng cựu chiến binh Dương Văn Lực vẫn nhớ mãi lời dặn dành cho Tiểu đoàn đặc công 35 (D35) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Đặc công ra trận thì phải thắng" - ông kể trên báo Tuổi trẻ.

Lúc bấy giờ, D35 của ông đang nằm trong đội hình Trung đoàn đặc công 198, chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 2.

Ông Dương Văn Lực, cựu binh tiểu đoàn đặc công 35, Trung đoàn đặc công 198 - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Khi quân bành trướng Trung Quốc tấn công biên giới phía bắc, toàn Trung đoàn được lệnh từ chiến trường K cơ động gấp ra Hà Nội.

Khi về đến Pleiku để chờ máy bay không vận ra bắc, toàn tiểu đoàn có một vinh dự không ngờ: Được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay tại sân bay. Đại tướng căn dặn "lính đặc công ra trận thì phải thắng".

Ngày 26/02/1979, D35 được không vận ra sân bay Gia Lâm, chuyển tiếp lên tàu hỏa đi ga Kép (Bắc Giang), rồi từ đây chuyển sang ô tô nhằm thẳng hướng Lạng Sơn.

Nhớ lại kỉ niệm xưa, ông Dương Văn Lực xúc động: "Dọc đường đi, già trẻ lớn bé người dân tộc Tày, Nùng lũ lượt gồng gánh, dắt díu nhau chạy ngược về, chỉ có mỗi chúng tôi nhằm hướng biên giới đi lên.

Nhìn cảnh người dân chạy loạn, cảnh đổ nát, chết chóc của làng quê, chúng tôi chỉ muốn xung trận ngay".

Ngày 28/02/1979, lực lượng của D35 gồm hơn 30 chiến sĩ đã bí mật tiếp cận với điểm đóng quân của địch ở thôn Nà Lệnh, xã Hoàng Văn Thụ (nay thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn).

Khi đã áp sát quân địch, đơn vị đồng loạt khai hỏa, tập kích địch bằng hỏa lực súng B41. Ông Lực kể lại: "Chỉ sau 7 phút tập kích, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ".

Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 3.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn 35, Trung đoàn đặc công 198 họp bàn kế hoạch tác chiến ở mặt trận Lạng Sơn, tháng 03/1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường.

Đặc công dù Việt Nam xuất trận, kẻ địch kinh hoàng

Trong khi Tiểu đoàn đặc công 35 đang chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 198 (Binh chủng Đặc công) ở Lạng Sơn, thì để chi viện cho hướng Cao Bằng, Bộ Quốc phòng đã điều động một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ khác: Tiểu đoàn 45 đặc công dù - Một đơn vị mới thành lập chưa lâu.

Theo cuốn Lịch sử Bộ đội Đặc công Quân đội nhân dân Việt Nam 1945-2007 (Nxb Quân đội nhân dân, 2007): Ngày 25/11/1977, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn 45 dù. Đại úy Phạm Xuân Trường được bổ nhiệm giữ chức tiểu đoàn trưởng, đại úy Hoàng Thanh Long giữ chức chính trị viên.

Theo lệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Không quân tổ chức bảo đảm máy bay, phương tiện kỹ thuật, vật chất và huấn luyện nhảy dù cho Tiểu đoàn 45.

Như vậy, ý định của Bộ Quốc phòng là lựa chọn và rèn luyện những người lính đặc công tinh nhuệ, vừa thành thạo kĩ chiến thuật đặc công, vừa có khả năng đổ bộ đường không bằng nhảy dù, để trở thành lực lượng đặc công cơ động mạnh, đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 4.

Đại đội trưởng Đào Văn Quân (người đứng trước) tại mặt trận biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: Nhân vật cung cấp/Báo Tuổi trẻ

Ngay khi Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, trong đêm 17/02/1979, Tiểu đoàn đặc công 45 (D45) đã được Bộ giao nhiệm vụ chiến đấu, và lập tức lên đường chi viện cho mặt trận Cao Bằng.

Đến 22 giờ ngày 19/02, D45 đã đến vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do Đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do Thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có đồng chí Trưởng phòng Đặc công Quân khu 1, một số cán bộ phái viên của Bộ Tư lệnh Đặc công và Trợ lý Đặc công Quân khu.

Do cơ động khẩn trương, nên khi bước vào chiến đấu, đơn vị gặp nhiều khó khăn: Tiểu đoàn nhận lệnh chiến đấu gấp, đơn vị đang huấn luyện, phải cơ động hàng trăm km nên sức khoẻ giảm sút; địa bàn tác chiến mới lạ, chưa quen địa hình, đối tượng tác chiến mới nên ta chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương.

Dù là đơn vị mới thành lập, chưa tham gia chiến đấu trận nào, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tại vị trí tập kết, khí thế của đơn vị thật sôi động, mọi người đều hăng hái chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu sắp tới với quyết tâm chiến đấu rất cao.

5 giờ sáng ngày 20/02/1979, toàn bộ lực lượng của tiểu đoàn đã vào vị trí chiến đấu, triển khai lực lượng đào hầm hố, công sự chiến đấu.

Trong đợt hoạt động thứ nhất (từ ngày 20/02-04/03/1979), D45 đã chốt giữ kiên cường tại vị trí được phân công bằng cách đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích.

Các trận chiến đấu của tiểu đoàn đã tạo được thế và địa bàn đứng chân cho mình, đồng thời chuẩn bị cho đợt hoạt động thứ hai.

Trong đợt hoạt động thứ hai (từ ngày 08/03-14/03/1979), D45 tổ chức trinh sát ở 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích. Trong đó đáng kể là trận phục kích đoàn xe địch ở Nà Cay ngày 10/03/1979.

Trận đánh do Đại đội trưởng Đại đội 1 Đào Văn Quân chỉ huy: Sau nhiều ngày trinh sát, các anh đã biết được lực lượng địch đã tiến sâu vào nội địa nước ta, vào đến tận cầu Tài Hồ Sìn cách thị xã Cao Bằng hơn 10km.

Hàng ngày, địch dùng xe tải chở quân để tiếp tế từ phía biên giới theo đường 166 vào Cao Bằng và đồ vơ vét của ta chở về Trung Quốc. Xe đi theo đoàn từ 30-40 chiếc, có xe cảnh giới, tuần tiễu đi trước, mỗi xe cách nhau 50-70m, tốc độ không lớn vì đường ngoằn ngoèo, không tổ chức chốt đường, chưa bị đánh nên rất chủ quan.

Khi bị phục kích, có khả năng địch từ thị xã ra tăng viện theo hai đường nam và bắc sông, từ Khâu Đồn tới ít khả năng hơn. Ngoài ra còn dùng pháo cối bắn chặn khi ta lui quân.

Vì vậy, bộ đội đặc công phải rất cảnh giác, nếu trận đánh không "gọn gàng", quân địch sẽ bình tĩnh lại và phản công. Hàng ngàn tên địch xung quanh đồi Nà Cay sẽ đến tiếp viện và bao vây, gây khó khăn cho quân ta.

 
Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 6.

Tiểu đoàn đặc công 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng 1979. (Ảnh tư liệu: Quansuvn.net).

Ngày 10/3/1979, tiểu đoàn tổ chức phục kích nhằm tiêu diệt đoàn xe cơ giới của đối phương trên quốc lộ 3. Lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi, phối hợp với dân quân du kích địa phương bí mật áp sát phục kích địch ở khu vực đồi Nà Cay.

Mũi 1 có 20 chiến sỹ do đồng chí Đào Văn Quân chỉ huy trưởng, đồng chí Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 có 19 chiến sỹ là mũi phụ. Mũi 3 là bộ phận cối 82mm do đồng chí Dương chỉ huy có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản ứng vào đội hình của đơn vị.


Trời vừa sáng thì đơn vị cũng đào xong công sự và địch bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu chỉ là 1 chiếc xe tải từ Tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nà Cay, chiếc xe dừng lại để những tên lính đối phương bốc hàng rồi vào bản vơ vét gà, vịt, lợn của dân ta.
Sau 2 đêm hành quân đến bản Nà Toòng thì đơn vị được lệnh dừng lại để trinh sát. Có 3 dân quân khu Thanh Sơn là Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và Vương Văn Ngô được điều đến dẫn đường cho đơn vị.

Đến 8 giờ 30 phút, 8 chiếc xe tải khác chứa đầy hàng và xe đạp hỏng vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Các chiến sĩ đặc công ta vẫn kiên trì, chưa "ăn non" mục tiêu: Đây chỉ là những xe tải chở hàng hóa quân địch ăn cướp của người dân ta, chưa phải xe chở quân.

Nửa giờ sau, lại có 17 chiếc xe chở đầy quân địch và đạn tên lửa H12 từ thị xã Cao Bằng chạy qua trận địa. Hàng trăm tên địch nằm trước mũi súng của những người lính đặc công Việt Nam.

Đại đội trưởng Đào Văn Quân (sau là Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra quân ủy Trung ương, Chính ủy Binh chủng đặc công) kể lại với báo Tuổi trẻ:

"Khi chiếc xe đầu tiên tiến vào trận địa phục kích, chúng tôi được lệnh nổ súng, nhằm ngay chiếc xe đầu để phóng một quả đạn B41. Sau phát súng này, chiếc xe địch bốc cháy.

Khi xe đầu của giặc bốc cháy thì cũng là lúc chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Sinh "bắn khóa đuôi" làm cháy chiếc xe cuối cùng.

Đội hình giặc hoảng loạn, địch nhảy xuống chạy dạt và chui hết xuống gầm xe. Đích thân tôi xông lên ôm súng B41, lần lượt bắn sáu quả vào đội hình xe của địch.

Cũng lúc này, các đồng đội từ trên sườn núi cao ném lựu đạn, bộc phá vào chúng khiến đoàn xe tan tác.

Khi quân địch từ các điểm cao gần đó đổ quân đến tiếp viện, chúng tôi đã rút đi trong tiếng súng cối 82mm bắn chặn của một đơn vị phối hợp".

Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 8.

Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Đào Văn Quân

Còn theo cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành, một người lính đặc công của Đại đội 1, Tiểu đoàn đặc công 45 chia sẻ với Infonet: Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khóa đuôi thì đồng chí Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung.


Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 200 tên địch nằm gọn trong tầm súng và biển lửa. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn.
Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch. Ở vị trí phía trước chặn đầu, chiến sỹ Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp tiêu diệt tên cầm lái. Chiếc xe thứ 2 bị Đại đội phó Tường Duy Chính tiêu diệt bằng 1 quả B41.

Đồng chí Đào Văn Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Địch từ trên xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống tiêu diệt hết quân địch.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979: Đặc công Việt Nam dìm quân Trung Quốc trong biển lửa - Ảnh 10.

Đội hình của lực lượng đổ bộ đường không trong lễ diễu binh ngày 02/09/2015 với súng trường 7,62mm Galil ACE 32 gắn súng phóng lựu 40mm kẹp nòng kiểu M203 do Việt Nam sản xuất.

Điều đáng nói là trận phục kích diễn ra giữa ban ngày, lại ngay giữa vùng tạm chiếm của địch, nhưng quân bành trướng không kịp trở tay, chỉ biết đứng nhìn. Hàng trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa nghe thấy tiếng súng nổ đã vứt súng, vội vã chạy lên đồi cao nhìn ngọn lửa đang bốc nghi ngút từ mặt quốc lộ 3.


Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi địch phản ứng thì đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết. Ước tính 300 tên địch và toàn bộ đoàn xe đã bị tiêu diệt.
Chớp thời cơ, trung đội trưởng cối 82 mm ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, diệt hơn 100 tên nữa.

Có thể nói, trận đánh phục kích trên quốc lộ 3 đã đạt hiệu suất cao, thắng lợi giòn giã. Với những chiến công xuất sắc trong quá trình chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, Tiểu đoàn đặc công 45 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhận được tặng thưởng huân chương và bằng khen.

Riêng đại đội trưởng Đào Văn Quân về sau đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phát triển thành một tướng lĩnh cao cấp của quân đội (Trung tướng), giữ nhiều vị trí quan trọng như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra quân ủy Trung ương, Chính ủy Binh chủng đặc công.

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Bộ đội đặc công 1967-2007, Nxb. Quân đội nhân dân ấn hành;

- Lịch sử Đảng bộ Binh chủng Đặc công, Nxb. Quân đội nhân dân ấn hành.

 
 


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60284487

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July