Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chủ nhật, 10/01/2021Chuyện cưới hỏi ở Hà Nội xưa và nay Chủ nhật, 10/01/2021Chuyện cưới hỏi ở Hà Nội xưa và nay , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Xã hội ngày nay đã khác xưa nên việc cưới hỏi cũng thay đổi nhiều. Tuy nhiên, riêng tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu vẫn như hàng trăm năm trước.

Chuyện cưới hỏi ở Hà Nội xưa và nay - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đám cưới của bà Nguyễn Thị Tám và ông Bạch Thái Tòng (con trai thứ của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi)

Những luật tục xưa

Tục lệ cưới hỏi có từ xa xưa, nhưng đến đời vua Lê Thánh Tông, nghi thức, nghi lễ chính thức được đưa vào Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức), bộ luật đầu tiên của Việt Nam.

Xưa lễ cưới hỏi bao gồm: Lễ nghị hôn (là lễ chạm mặt hay nôm na là dạm hỏi), Lễ định thân (hỏi tên tuổi cô gái, đã kết hôn lần nào chưa), Lễ nạp trưng (dẫn đồ cưới) và Lễ thân nghinh (tức là lễ đón dâu). Nghi lễ là như vậy, nhưng tùy vào vùng miền, tùy theo gia cảnh, mối quan hệ mà các gia đình có thể tổ chức đám cưới to hay nhỏ. Dù là sống ở nội thành hay ngoại thành, giàu hay nghèo, lễ chạm ngõ ở Hà Nội xưa không thể thiếu được gói chè, chai rượu và quan trọng là cơi trầu vì "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với người Hà Nội, lễ ăn hỏi nếu diễn ra vào mùa hồng chín (mùa Thu) thì không thể thiếu hồng đỏ. Với gia đình khá giả, lễ vật mang sang nhà gái ngoài cốm, hồng, còn có thêm lợn sữa quay.

Theo thời gian, đồ lễ ăn hỏi cũng có thay đổi, lễ vật là đặc sản của Hà Nội gồm: bánh cốm, mứt sen. Nhà giàu lễ to, nhà nghèo lễ nhỏ, nhưng không thể thiếu bánh phu thê, biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Sau lễ ăn hỏi, tùy theo thỏa thuận giữa 2 gia đình sẽ ấn định ngày cưới. Lễ đón dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu hoặc có địa vị trong xã hội. Khi đón dâu còn có tục chăng dây ở đầu làng hoặc đầu phố, hai họ muốn đi qua phải đưa cho người chăng dây ít tiền (một dạng nộp cheo ở các vùng quê Bắc bộ). Tục chăng dây tồn tại đến tận đầu thế kỷ 20, sau đó mất hẳn.

Xưa hôn lễ thường diễn ra vào chiều muộn vì đó là khoảng thời gian dương qua âm lại, âm dương giao hòa là thuận theo lẽ đất trời. Trong khi đón dâu, cô dâu, chú rể phải làm lễ gia tiên. Lễ này như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn và trong lúc cô dâu chú rể làm lễ thì hai họ ngồi uống nước chè, hút thuốc và đọc thơ ca ngợi người "nhà mình".

Cỗ cưới, đặc biệt là khu vực nội thành rất được chú trọng. Với nhà giàu, mâm cỗ bao giờ cũng phải đủ 4 bát, 6 đĩa. Theo quan niệm con số 10 tượng trưng cho đầy đặn và cũng là lời chúc hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới. Sáu đĩa bao gồm: đĩa thịt gà úp lật quân cờ, đĩa thịt lợn quay xếp hình cánh hoa đều tăm tắp, đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa xôi gấc, đĩa nộm thập cẩm. Bốn góc mâm là 4 bát canh gồm: măng ninh chân giò, mọc thả nấm, chim bồ câu hầm hạt sen, mực nấu rối (gồm: xu hào, cà rốt thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ xào cháy cạnh). Nhà nào sang hơn thì có thêm hoa quả tráng miệng hay đĩa chè kho. Mỗi mâm đặt 1 chai rượu trắng và 5 chiếc chén hạt mít cho khách uống rượu.

Chuyện cưới hỏi ở Hà Nội xưa và nay - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một đám cưới của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20

Thay đổi

Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm chiếm Hà Nội, từ một đô thị theo kiểu truyền thống, Hà Nội chuyển sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây nên nhiều quan niệm về văn hóa cũng thay đổi. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản hình thành thì xã hội có sự phân chia giai cấp, vì vậy đám cưới cũng có cao thấp, sang hèn.

Đám cưới đầu tiên ở Hà Nội dùng thiếp mời và kèm theo gói chè nhỏ và hạt sen là đám cưới con trai thứ của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi tổ chức tại Hotel de France (khách sạn Pháp quốc, nay là khu vực rạp Kim Đồng trên phố Hàng Bài) vào năm 1920. Đến năm 1930, lại chính ông Bạch Thái Bưởi lại tổ chức cưới theo kiểu Tây cho con trai tiếp theo du học ở Pháp về lấy con gái ông Cửu Nghi - một nhà tư sản ở phố Hàng Bồ. Chú rể không còn mặc áo lam, đeo thẻ ngà, đón dâu bằng xe song mã mà mặc comple, thắt cà vạt. Và lần đầu tiên ở Việt Nam, đám cưới này đón dâu bằng máy bay. Không những thế, người ta còn loan tin cô dâu chú rể trên máy bay sẽ thả hoa giấy bên trong có tiền trinh làm bà con từ Hưng Yên đến Hải Phòng ngong ngóng tiếng máy bay. Hoa thì có thật nhưng tiền thì không.

Năm 1930, nhà Quảng Tín (119 Hàng Bông) mua chiếc xe Citroen cho thuê ăn hỏi và đưa dâu trở thành nhà đầu tiên ở Hà Nội mở dịch vụ này. Tiếp đến là nhà Tự Vân ở phố Hàng Gai, nhà Hoa Tường ở phố Khâm Thiên mua xe Ford mui trần chở cô dâu chú rể. Xe được trang trí hoa và kết dây băng lụa nổi bật trên phố. Họ hàng nhà trai đi đón dâu và nhà gái đi đưa dâu thì ngồi xe tay. Còn nhà bình dân thì đi bộ. Từ những năm 1920 - 1940, Hà Nội có tập tục mừng đám cưới bằng đôi câu đối. Câu đối thì thuê các nhà Nho viết rồi mang ra thêu tay. Nhưng thêu tay rất đắt nên người ta nghĩ ra cách cắt chữ bằng vải hoặc dạ màu rồi dán lên vải lụa đã trang trí, người có sáng kiến này là nhà Dịu Long ở phố Hàng Gà.

Trước đó chú rể đến đón dâu không cầm hoa trên tay thì thập niên 30 của thế kỷ 20 đã bắt chước đám cưới Tây trao hoa cho cô dâu. Và từ đây sinh ra nghề kết hoa cưới ở làng Ngọc Hà và làng Hữu Tiệp. Hai người nổi tiếng về kết hoa đẹp lại không phải là đàn bà mà là các ông Lê Bá Phong và Tống Văn Ngữ.

Cỗ cưới không đơn giản là tiệc mà nó còn là sự phô trương của cải, mối quan hệ của chủ nhà. Đám cưới nào có khách là quan chức, nhà văn, nhà báo, đi ô tô hoặc xe tay riêng dự mới là sang trọng. Vì thế mới có chuyện nhà báo Tam Lang (nổi tiếng với phóng sự xã hội trong đó có "Tôi kéo xe") thường xuyên được mời ăn cưới cho dù ông không hề quen chủ tiệc. Không những thế, người ta còn chuẩn bị sẵn cho ông cả tiền mừng. Và sáng hôm sau, chuyện Tam Lang mừng bao nhiêu tiền lan ra khắp hàng phố. Với chủ nhà, đó là một sự danh giá.

Chuyện cưới hỏi ở Hà Nội xưa và nay - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đám cưới ở Hà Nội thập niên 1940 - 1950

Cỗ cưới cũng bắt đầu có sự thay đổi, nhiều gia đình không nhất thiết phải 6 đĩa, 4 bát, thay vào đó là những món khác nhưng không thể thiếu được thịt gà luộc và xôi gấc - 2 món biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả thì phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ) do 2 người khiêng, bên trong đựng trầu cau, lợn quay (tục này bị phê phán là phong kiến và mất hẳn vào năm 1946). Nhiều gia đình còn có rượu sâm panh với bánh săm pa, đây là 2 thứ không thể thiếu trong lễ cưới. Dù nhiếp ảnh xuất hiện ở Hà Nội từ 1865, nhưng phải đến đầu những năm 1930 mới xuất hiện chụp ảnh đám cưới và cũng chỉ những gia đình khá giả mới chụp để ghi lại sự kiện trọng đại của con cái.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, rất nhiều người nhập cư vào Hà Nội, họ không muốn về quê tổ chức cưới hỏi vì mất thời gian và tốn kém nên đã sinh ra dịch vụ cho thuê phòng cưới và phòng tân hôn. Theo thời gian, cưới hỏi có nhiều biến đổi. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ người ta tổ chức cưới theo phong cách "đời sống mới", tức là không cỗ bàn, khách đến chỉ uống nước chè ăn kẹo bánh và liên hoan văn nghệ cây nhà lá vườn là xong. Năm 1975, đất nước thống nhất, đám cưới Hà Nội lại quay lại như xưa dù thiếu thốn vật chất. Ngày nay, đám cưới ở Hà Nội hiếm nhà nào tự nấu cỗ và ăn tại gia. Phần lớn là thuê khách sạn hay các phòng cưới chuyên nghiệp, nhưng tục lệ thì vẫn vậy.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Theo An ninh thủ đô

https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-cuoi-hoi-o-ha-noi-xua-va-nay-20210110085241325.htm


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65082921

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July