Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 21/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tục ở rể của người Dao Tục ở rể của người Dao , Người xứ Nghệ Kiev
 

 
 

Đa số các dân tộc đều theo chế độ phụ hệ, sau khi cưới hỏi người vợ phải sống với nhà chồng, chịu sự chi phối của nhà chồng. Tuy nhiên, ở một số gia đình người Dao tỉnh Tuyên Quang tồn tại tục ở rể. Tập quán này không phải bắt buộc mà tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh cụ thể của hai bên gia đình.

 


Từ hai năm nay, gia đình bà Bàn Thị Triệu, thôn Thài Khao, xã Yên Lâm (Hàm Yên) có thêm một thành viên mới. Đó là anh Đặng Văn Hương, quê tận Vị Xuyên (Hà Giang) về ở rể ba năm. Hương cho biết, nhà vợ không có con trai lại neo người nên có mong muốn các con về sống chung. Đến đầu xuân sang năm là hết hạn ở rể, vợ chồng anh lại về Vị Xuyên sinh sống. Ở rể là tục lệ truyền thống của người Dao. Thường thì gia đình nhà gái neo người, sinh con một bề có nguyện vọng mong muốn chàng rể về sống chung chăm lo gia đình vợ. Hoặc là do nhà trai chưa đáp ứng đủ lễ vật thách cưới nên phải ở rể để trả nợ. Ông Lý Văn Chính, một người am hiểu văn hóa Dao tại thôn 3 Nắc Con, xã Yên Lâm cho biết, thời hạn ở rể từ 3 năm có khi kéo dài đến 7, 8 năm tùy theo giao ước của hai bên gia đình. Sau khi nhà trai tiến hành các bước ăn hỏi, nhà gái chọn ngày đẹp để tổ chức lễ cưới và đón chàng rể về.

Người Dao quan niệm, ở rể là để người chồng gắn kết tình cảm hơn với gia đình họ hàng vợ. Ông Lý Văn Điệp, thôn Hòn Lau, xã Thắng Quân (Yên Sơn) cho biết, ông từng đi ở rể 4 năm. Gia đình nhà vợ có 9 người con gái thì tất cả 9 người con rể đều sống nhà vợ từ 3-5 năm. Các anh em đồng hao sống dưới một mái nhà như ruột thịt. Họ cùng ăn chung, làm chung và có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ vợ. Khi về ở nhà vợ, chú rể phải gánh vác việc gia đình và được bố mẹ vợ chia ruộng đất, tài sản. Sau khi hết thời hạn, gia đình nhà vợ vẫn mong muốn con rể tiếp tục chung sống thì làm lễ ướm hỏi nhà trai.

Ngoài ra, người Dao còn tồn tại hình thức ở rể đời do bố mẹ bên gái sinh con một bề nên muốn lấy rể đời hoặc do hoàn cảnh người con trai quá nghèo, mồ côi không lo được hôn lễ nên phải làm rể mới lập được gia đình. Khi làm rể đời, chàng trai phải bỏ tên họ của mình, mang tên họ bên vợ, được quyền thừa kế tài sản, có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên nhà vợ, con cái cũng phải mang họ bên vợ. Những người muốn làm rể đời phải chưa làm lễ cấp sắc vì nếu đã làm lễ cấp sắc rồi thì không được đổi tên họ theo bên vợ nữa.

Người Dao đã tạo điều kiện thuận lợi để con cái hòa hợp đến với nhau dễ dàng. Họ chú ý đến từng hoàn cảnh gia đình, không phân biệt nhà trai - nhà gái. Chẳng hạn như bố mẹ nhà gái sinh con một bề, già yếu không người chăm sóc, nhà trai không đủ sính lễ... đều được quan tâm, giải quyết một cách hợp lý. Rõ ràng đây là nét nhân văn sâu sắc, cái nhìn tiến bộ tích cực của đồng bào Dao.

Ngày nay, tục lệ này vẫn tồn tại nhưng không còn nhiều, chủ yếu là ở rể có thời hạn. Đây là tập tục mang tính cố kết cộng đồng cao, tạo sự gắn bó tình cảm giữa hai bên gia đình./.

(Theo Báo Tuyên Quang)

 Nguồn Quehuongonline.vn:

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Ban-sac-van-hoa/Gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/2015/01/59781E40/


  Các Tin khác
  + Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật dùng người tài: Giao việc là tin trọn vẹn (19/05/2025)
  + Sáp nhập tỉnh Thái Bình, Hưng Yên thành công, đây là tỉnh có ông vua duy nhất của xứ Nhãn, nhà Trần làm nghề đánh cá mà phát vương (19/05/2025)
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 33
Total: 70340200

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July