Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tết Chuôl Chnam Thmay: Tập tục đắp núi cát của đồng bào Khmer Nam bộ Tết Chuôl Chnam Thmay: Tập tục đắp núi cát của đồng bào Khmer Nam bộ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân Việt - Trước Tết Chuôl Chnam Thmay, bà con dọn dẹp, sơn phết tháp thờ hài cốt ông bà, cha mẹ mình cho gọn gàng, đẹp đẽ. Sau đó nhờ nhà sư làm lễ cầu cho linh hồn ông bà tổ tiên được siêu sanh miền tịnh độ.

Lễ hội tết cổ truyền Chuôl Chnam Thmay của đồng bào Khmer Tây Nam bộ được diễn ra vào giữa tháng Tư dương lịch (tháng Ba âm lịch), thường thì sau tiết thanh minh khoảng tuần lễ.

Đây cũng là dịp họ nhờ các sư tụng kinh siêu thoát cho những tháp mộ không người thân chăm sóc.


Nhà sư cúng khi núi cát đắp xong.


Theo lệ thường hằng năm, hễ gần đến lễ, bà con chuẩn bị rất chu đáo, mà trước hết tập trung ở việc ăn, mặc, ở. Các cháu nhỏ được ông, bà, cha mẹ ưu tiên sắm những bộ quần áo mới để đi chùa và đi chơi Tết với bạn bè. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, dẫy cỏ đường đi, kết cổng chào... Mọi công việc ruộng rẫy lúc này cũng dừng lại.


Mâm cúng núi cát.


Để đón Xuân, người Khmer thường làm bánh tét (num chruk hay num anhsom), bánh ít (num tiênh hay num kôm), bánh gừng (num khnhây – bánh làm bằng bột nếp pha với đường, nặn thành hình củ gừng rồi chiên cho vàng), bánh bò (num akâu) và các loại mứt…, để cúng trong lễ đón Chư Thiên. Sau lễ Riêl Têvôđa tại nhà, mọi người sẽ đi đến chùa cùng tham dự các cuộc vui.

Lễ tết này diễn ra ba ngày chính: ngày đầu gọi là Ngày đầu tiên gọi là Chol Sangkran Thmay có nghĩa là “bước đi”. Ngày này, người ta tiến hành lễ rước Maha Sangkran mới (rước Đại lịch). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khmer (thường là lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều hay 12 giờ khuya, tùy theo năm) để tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, mang lễ vật, nhang đèn vào chùa làm lễ rước lịch Maha Sangkra.


Nhà sư đắp núi cát.


Ngày thứ hai, gọi là Thngay Von-boch có nghĩa là “thiếu hoặc thừa”. Ngày thứ ba, gọi là Thngay Lơn-săk có nghĩa là “tăng lên” (ngày thêm tuổi).

Trong đó, ngày thứ hai có tục đắp núi cát. Thường thì buổi sáng sớm của ngày này mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi, gọi là Ween-chong-ham. Trước khi thọ bát, các sư tụng kinh cầu phúc cho những người đã đem thức ăn cúng dường, đồng thời làm động tác ban thức ăn cho những oan hồn uổng tử.

Buổi chiều, tiến hành lễ đắp núi cát, gọi là Puôn-phnum-khsach. Đây là một tập tục lưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến già đã giết rất nhiều muông thú. Về già, ông luôn ám ảnh bởi những loài thú mà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông.

Nhưng nhờ ông được sư sãi hướng dẫn cách đắp núi cát để tích phước. Ông bảo các loài chim muông nếu muốn đòi nợ ông thì hãy đem đi hết những hạt cát mà ông đã đắp. Nhưng các loài muông thú bất lực, đành kéo nhau đi, từ đó ông thợ săn già cố gắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật.

Để đắp núi cát, người ta dùng cát sạch đổ thành đống bên ngoài hành lang trước sân chùa. Theo sự hướng dẫn của các vị Achar, người ta lấy cát đắp 9 ngọn núi nhỏ gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Ngọn chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốn phương, tám hướng của vũ trụ. Đắp núi xong, người ta dùng tre (hoặc vật liệu khác) rào quanh 9 ngọn núi này.

Tiếp theo là đến phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thế. Tất cả các nghi lễ này đến ngày nay được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach nghĩa là phúc duyên đắp núi cát. Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một cao vời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.

Người Khmer dù bận bịu đến đâu thì tết đến cũng phải đi chùa, đặt biệt là tham gia đắp núi cát. Họ coi đây như là hành động tưởng nhở tổ tiên vừa tích đức để cuộc sống hiện tiền được tốt đẹp hơn. Quả là giá trị nhân văn không nhỏ gợi lại và vang ngân từ một tập tục cổ xưa cũ đồng bào.

Út Tẻo - Dân Việt


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65244112

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July