Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 15/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những lễ hội tháng Giêng không thể bỏ qua ở miền Bắc Những lễ hội tháng Giêng không thể bỏ qua ở miền Bắc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc có những lễ hội độc đáo, lâu đời nên nếu có điều kiện du xuân, đừng bỏ qua những lễ hội này.

Lễ hội chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bắt đầu từ ngày mồng sáu tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Theo Cinet, lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
 
Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mồng sáu tháng giêng đến hết
tháng 3 âm lịch

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) .
 

Thú vui ”như hội” trong lễ hội Yên Tửlà leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng

Vốn là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây. ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.

Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi, chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục.

Lễ hội Gióng

Hội Gióng là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.

Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ… tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
 

Lễ khao quân trong hội Gióng. Ảnh: Cinet.com.

 
Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận.

Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.

Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Lim

Hội Lim (Tiên Du) là đặc sản vùng Quan họ Bắc Ninh diễn ra từ 12 đến 13 tháng giêng hàng năm.
 

Hát quan họ trong hội Lim. Ảnh: Cinet.com.

Thường, ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim - trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian. Cùng với việc duy trì các trò truyền thống như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi hội Lim năm nay còn khôi phục thêm 2 trò bịt mắt bắt dê và kéo co.

Bên đình Lim, trong Nội Duệ, Lũng Sơn, Duệ Đông các liền anh, liền chị sở tại rong thuyền rồng hát Quan họ phục vụ du khách thập phương. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Người ta có thể nghe Quan họ cả ngày mà không chán. Hồ hởi nhận miếng trầu têm cánh phượng từ tay liền chị mớ bảy mớ ba.

Thanh niên, nam nữ đến với hội Lim còn có thể tay trong tay lên chùa Hồng Ân cầu tài, cầu duyên rồi xuống sườn đồi xem các anh Hai, chị Ba Quan họ mời trầu đón khách, vào cuộc giao duyên và giao lưu với du khách.

Lễ hội đền Bà Chúa Kho

Lễ hội diễn ra ngày 14 tháng giêng tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
 

Dâng lễ tại hội bà chúa Kho. Ảnh: laodong.com.

Lễ hội này suy tôn bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vì thế có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà. Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.
 
Theo Vân Nhi

  Các Tin khác
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60876904

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July