Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Phong thuỷ và bức bình phong trong dân gian Phong thuỷ và bức bình phong trong dân gian , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 - Theo quan niệm dân gian, triều và án hết sức cần thiết cho gia trạch và mộ phần, nhưng không phải lúc nào triều và án cũng mang lại những điều tốt lành mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn phù hợp.

Thường thì mộ phần đặt ở vùng núi non, nên việc chọn triều án khá thuận tiện, nhưng nhà cửa gia trạch lại chủ yếu nằm ở miền đồng bằng nên rất khó tìm triều và án. 

Xưa kia thời phong kiến, khi xây dựng cung điện của nhà vua đều phải tìm triều và án. Nhưng thường trong các trường hợp khác như nhà dân... chỉ mong tìm được án đã là tốt lắm rồi. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngắn... Chiếc bình phong ra đời từ đây.

Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.
Bình phong ở Lăng Khiêm Thọ - Huế.
Bình phong ở Lăng Khiêm Thọ - Huế.


Người Việt trong thời phong kiến vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa, các học thuyết Phong thuỷ cũng có từ rất sớm mà chiếc bình phong trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Dần dần sau này, người Việt còn hơn cả người Hán, đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều.

Các loại bình phong

Đối với đại đa số chúng ta, khái niệm và nguồn gốc bình phong hầu như không được phân biệt rõ ràng, dù là triều hay án, dù to hay nhỏ đều gọi chung là bình phong. Tuy nhiên trong Phong thuỷ thì không phải như vậy. Như phần trong bài trước đã nói, triều và án là hai khái niệm khác nhau và tác dụng của chúng cũng khác nhau khi áp dụng.

Phong thuỷ rất chuộng triều sơn, nhưng trên thực tế thường chỉ áp dụng được cho các công trình có quy mô lớn hoặc cả một quần thể công trình như Kinh đô, lăng tẩm của vua chúa xưa... Ngót ngàn năm trước, khi tìm ra đất Thăng Long, Lý Thái Tổ cũng đã ca ngợi đây là mảnh đất “long bàn hổ cứ”, có “sơn triều, thủy tụ”, địa thế tuyệt vời để xây dựng kinh đô.

Lê Quý Đôn khi vào tiếp quản đô thành Phú Xuân năm 1775, cũng đã hết lời ca ngợi thế phong thủy của mảnh đất này, đặc biệt là vai trò của triều sơn: “Đất rộng bằng như bàn tay, độ hơn 10 dặm, ở trong là Chính dinh, đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nổi bật giữa đất bằng, ngồi vị Càn trông hướng Tốn; đằng trước quần sơn chầu về la liệt, toàn thu nước về bên hữu, vật lực thịnh giàu”.

Nhưng phần lớn đối với các cuộc đất, do không có triều sơn nên người ta chỉ chú trọng đến án. Đối với kinh đô Huế, núi Ngự Bình cũng không phải là triều sơn mà chính là án, cũng như với lăng Thiên Thọ (lăng Gia Long), án chính là ngọn Đại Thiên Thọ Sơn...

Thế nhưng án cũng có 2 loại: ngoại án và nội án; ngoại án hay tiền án là chiếc bình phong đặt ở phía bên ngoài, ở phía trước công trình; còn nội án là chiếc bình phong (cũng có khi gọi là trấn phong) đặt ngay trong công trình.

Nhìn chung, đối với các công trình lớn, ngoại án thường là các ngọn núi, có thể là núi tự nhiên để nguyên, có thể là núi tự nhiên nhưng được sửa sang lại cho phù hợp, cũng có thể là núi nhân tạo hoàn toàn như ngọn núi nhỏ đắp phía trước phần lăng vua Tự Đức. Đối với những công trình hoặc cụm công trình có quy mô nhỏ hơn thì ngoại án thường được xây dựng thành một bức bình phong bằng gạch đá, hoặc có thể là một bờ rào, hàng cây, một phiến đá...

Đối các loại bình phong được xây dựng cẩn thận bằng gạch đá, thường ngoài ý nghĩa về phong thuỷ còn là những công trình mang ý nghĩa trang trí thật sự. Về đại thể, tuy chỉ là một bức tường xây ngang nhưng kiểu dáng và cách thức trang trí của bình phong thì vô cùng phong phú. 

Kiểu bình phong phổ biến nhất có lẽ là kiểu cuốn thư nhưng có rất nhiều biến thể. Các đề tài trang trí trên bình phong cũng đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là những con vật trong Tứ linh, gồm long(rồng)-lân-phượng-quy (rùa). Tại các đình làng, các am miếu dân gian, hình tượng long mã hay hổ cũng được sử dụng rất nhiều trên bình phong.

Nội án tức chiếc bình phong đặt bên trong công trình, ngay sau cửa chính. Dù có kiểu dáng, hình thức rất phong phú nhưng chúng đều là loại bình phong có thể di chuyển được. Chất liệu làm các loại bình phong này cũng rất đa dạng, bằng gỗ, bằng mây, bằng tre, bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí bằng đồng, bằng bạc, vàng... Nhưng có thể nói, gỗ là loại chất liệu được sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các bức bình phong được sử dụng làm nội án đều được trang trí rất công phu và có giá trị nghệ thuật cao.

Căn cứ vào hình thức kiểu dáng có thể chia nội án thành 2 loại: loại bình phong một tấm cố định và loại bình phong nhiều tấm rời ghép thành.

Loại bình phong một tấm cố định phổ biến nhất là kiểu cuốn thư, được làm chắc chắn, có chân cố định, khi di chuyển phải di chuyển nguyên tấm. Còn loại bình phong nhiều tấm rời ghép thành thường có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6,8 hay10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề. Loại này có thể có chân hoặc không có chân, khi di chuyển có thể di chuyển cục bộ từng phần hoặc có thể tháo rời ra để tiện vận chuyển. Tại một số quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, kiểu bình phong này hiện còn khá phổ biến.

Sử dụng bình phong thế nào cho phù hợp

Đây thực sự là một bí ẩn của Phong thủy học. Sách vở về Phong thuỷ xưa rất hiếm khi đề cập đến điều này, các kiến thức về sử dụng bình phong chủ yếu được truyền thừa qua các thế hệ thầy Địa lý. 

Phỏng vấn một số thầy Địa lý có uy tín ở khu vực miền Trung thì được biết, kích thước triều sơn không quan trọng lắm, chủ yếu là do dáng vẻ, thần thái của chúng tạo nên; còn kích thước của án (kể cả ngoại án và nội án) thì rất quan trọng đối với chủ nhân công trình.

Tuy nhiên, đối với phần đông dân chúng do không hiểu hết các nguyên lý uyên áo của Phong thủy nên thường cho rằng, bình phong cốt để che kín ngôi nhà (hoặc huyệt mộ) cho ấm cúng và ngăn chặn gió độc, hay để ngăn chặn những thứ khí chẳng lành phát ra từ những vật lạ phía trước nhà (cây cối, cột mốc, đường đi...). Từ quan niệm đó nên việc dựng bình phong không theo kích thước phù hợp, gây mất cân đối cho công trình, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí gây trở ngại cho việc đi lại.

Thực ra, theo Phong thủy, nguyên do phải đặt bình phong (kể cả ngoại và nội án) đều nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào nhà gây hại cho chủ nhân. 

Phong thủy căn cứ vào thuyết Ngũ Hành cho rằng, phía trước công trình thuộc Hỏa (phía Nam); bên phải công trình là Kim (phía Tây), tượng cho chủ nhân; bên trái thuộc Mộc (phía Đông) tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau thuộc Thủy (phía Bắc) tượng tử tôn (con cháu); còn trung ương thuộc Thổ. Quy định này cũng dễ hiểu vì vốn xưa nhà được đắp bằng đất (thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy) và điều khiển vợ, người làm (Mộc).

Ngũ hành tương sinh hay tương khắc tùy thuộc khi ta đặt công trình vào các hướng cụ thể của thiên nhiên. Nếu đặt mặt trước công trình về hướng (đây lại là hướng được người Việt yêu thích nhất khi làm nhà: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”) thì Hỏa khí càng thêm vượng, dễ gây tổn hại cho chủ nhân nên mới đặt bình phong để ngăn chặn. Còn đối với các công trình xoay mặt về phía Bắc (nhất là các chùa) thì hầu như không sử dụng bình phong vì phía Bắc thuộc Thủy, mà Thủy lại khắc Hỏa. Chính vì những nguyên lý này mà khi làm nhà (hoặc lăng mộ) người ta phải mời thầy Địa lý để có sự nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

Kích thước bình phong thế nào là vừa phải? Theo Phong thủy, khí được dẫn vào công trình từ cổng hay cửa. Trường hợp cổng và cửa công trình cùng một hướng thì Hỏa khí được dẫn trực tiếp vào mặt trước công trình. Trong kiến trúc truyền thống, cửa giữa là cửa chính để chủ nhân ra vào nên bình phong phải làm sao che kín được cửa giữa.

Kinh nghiệm của các thầy Địa lý xưa truyền lại, kích thước của bình phong thường lấy từ kích thước của cửa giữa công trình, nhưng có gia giảm để làm sao đứng từ trung tâm công trình nhìn ra thì cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được. Đó là bề ngang của bình phong, còn chiều cao thì lấy theo mái hiên công trình.

Nhà cửa xưa mái hiên thường thấp, chiều cao của bình phong (nhất là nội án) làm sao nhìn ngang bằng mái hiên nếu ta đứng từ trung tâm công trình nhìn ra; còn đối với ngoại án, kích thước là phù hợp nếu ta ngồi trên ghế mà cảm thấy có thể gác hai tay vừa vặn trên đầu bình phong (tức như đặt hai tay trên bàn).

Khoảng cách đặt bình phong (ngoại án) đối với công trình cũng khá linh động nhưng đều có căn cứ vào kích thước công trình. Theo phần lớn các thầy Địa lý, khoảng cách giữa công trình và bình phong (Phong thủy gọi là Tiểu minh đường) thường lấy tương đương với kích thước bề ngang công trình. Tuy nhiên, nếu do hoàn cảnh, ngoại án phải đặt hơi xa thì cần có một lớp bình phong khác hoặc nội án hỗ trợ.

Tiêu biểu là trường hợp Kinh thành Huế, do núi Ngự Bình cách Kinh thành đến 3km, Tiểu minh đường hơi rộng hơn bề ngang Kinh thành (chỉ khoảng 2,2km) nên trước mặt Hoàng Thành đã có thêm Kỳ Đài đóng vai trò như lớp án thứ hai che chắn cho nhà vua.

Ở Việt Nam, có lẽ Huế là nơi còn giữ lại được nhiều kiểu bình phong nhất. Điều này cũng dễ hiểu vì Huế là cố đô cuối cùng của phong kiến Việt Nam, lại vẫn giữ được khá nguyên vẹn diện mạo của kinh đô thời quân chủ. Nhưng không chỉ trong kiến trúc cung đình mà ngay cả ở đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ... dường như nơi nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy những bức bình phong được trang trí cầu kỳ, tinh xảo.

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế hiện nay vẫn còn giữ được một số bức bình phong tuyệt đẹp, trong đó có cả bình phong bằng gỗ loại một tấm cố định, có cả loại ghép nhiều tấm hình chữ nhật đan bằng mây trên khung gỗ, lại có cả những bức bằng đá, bằng bạc, bằng ngà voi được chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Đây thật sự là những kiệt phẩm của các nghệ nhân tiền bối mà mỗi khi đứng trước chúng ta thường có cảm giác như bị mê hoặc hút hồn. Chẳng biết do chúng quá đẹp hay do chúng đã hội tụ được phần nào những điều thần bí của Phong thuỷ?!

HP. (Nguồn TCSH)


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 13
Total: 65227563

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July