Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tục cấp sắc của người Dao Tục cấp sắc của người Dao , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Đối với người Dao, lễ cấp sắc là lễ quan trọng nhất trong đời người và sau lễ này, người được đặt tên sẽ có thần quyền cũng như tiếng nói trong xã hội, dân bản của đồng bào Dao.

Ghi nhận sự trưởng thành của người đàn ông

Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông người Dao. Người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc còn có nghĩa là lễ “khai sinh” hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên những bản cấp sắc còn có ý nghĩa như “giấy thông hành” để sau khi chết có thể về ngay thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đọa đày ở âm phủ. Người nào được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, người chưa được cấp sắc dù có lớn tuổi như thế nào đi nữa vẫn bị coi là trẻ con và khi chết hồn không được siêu thoát.

Đồng bào Dao có lòng tin sâu sắc rằng, được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Vì thế, dù tốn kém như thế nào người Dao cũng tổ chức bằng được nghi lễ này. Người ta làm lễ cấp sắc lần lượt theo thế hệ và thứ bậc: Ông, bố, anh, em… Độ tuổi được cấp sắc của người Dao là từ 12 đến 16 tuổi trở lên và chỉ cấp sắc cho con trai chưa có vợ. Riêng với người Dao Quần Chẹt chỉ được cấp sắc sau khi có vợ

Tổ chức lễ cấp sắc là một việc lớn trong đời người Dao. Thực hiện một lễ cấp sắc đòi hỏi gia đình người thụ lễ phải chuẩn bị rất công phu và tốn kém như: Gạo, thịt, rượu, quần áo, tranh thờ, nhạc cụ truyền thống… thời gian chuẩn bị dài hay ngắn phụ thuộc vào kinh tế mỗi gia đình, có nghi lễ chuẩn bị 5 năm, 10 năm, có khi cả đời người.


Nghi lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc có nhiều thang bậc khác nhau. Lễ quá tang (lễ ba đèn) là thang bậc đầu tiên bắt buộc tất cả những người đàn ông Dao phải trải qua, trong lễ này người thụ lễ được cấp 3 đèn với 36 âm binh. Ở bậc cao hơn là lễ “Tẩu sai”, lễ này người thụ lễ được cấp 7 đèn và 72 âm binh (đây là những người có khả năng và muốn theo đuổi nghề thầy cúng). Bậc cao nhất là lễ 12 đèn và 120 âm binh. Muốn chuyển từ cấp bậc này sang cấp bậc khác, người thụ lễ phải tổ chức kèm theo một nghi lễ, cấp bậc sau cao hơn cấp bậc trước. Tùy theo từng cấp độ cấp sắc mà số lượng thầy được thỉnh mời có khác nhau, đơn giản nhất là lễ “Quá tăng” thực hiện trong 1 ngày 2 đêm và chỉ cần 3 thầy làm lễ (1 thầy chính và 2 thầy phụ), các thầy này phải là những người đã được cấp sắc tương đương với người thụ lễ trở lên và phải lớn tuổi hơn người thụ lễ dù chỉ 1 ngày. Ngoài các thầy, trong lễ cấp sắc còn phải mời 3 nam, 3 nữ thiếu niên mặc quần áo dân tộc để hát trong một số nghi lễ.

Trước khi đến nhà người thụ lễ, thầy phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, cúng tổ tiên để thông báo xin giúp đỡ, đồng thời chuẩn bị đồ nghề. Trước khi ra cửa phải thắp 3 nén hương, yểm bùa, đọc thần chú để đem quân âm binh đi theo trợ giúp. Dọc đường đến nhà người thụ lễ, mỗi lần qua sông thầy phải dùng gậy tầm xích vớt nước lên đưa vào mồm khấn để trừ ma quỷ. Đến đầu làng người thụ lễ, thầy phải cúng khấn thần làng (thổ địa) với nội dung mong các thần cai quản làng bản cho phép vào làng làm việc, sau đó đốt tiền vàng gửi cho thổ thần. Đến gần nhà người thụ lễ, thầy rút mảnh giấy nhỏ cắt hình đuôi én, trên có vẽ hình quái đản, câu phù chú bằng chữ Nôm Dao, niệm vào đó để thu tà đạo, vong hồn có ý phá rối đám cấp sắc nhốt vào ngục tối.

Lễ cấp sắc của người Dao Tiền bao gồm 8 nghi lễ chính: Cúng chấp panh, tức thông báo cho tổ tiên người thụ lễ biết để tiếp ma và âm binh của các thầy, yêu cầu các ma phù hộ; Lễ treo tranh (hay còn gọi là lễ thả tranh), các tranh được treo gồm có: tranh Tam Thanh, tranh Ngọc Hoàng, tranh Tứ Phủ Công Đồng... Thả tranh xong, thầy và người thụ lễ làm lễ “Sính miền” tức mời ma, thánh thần chứng giám buổi lễ; Lễ khai đàn, là để khai sáng lễ cấp sắc, răn đe những kẻ có ác ý phản thầy, phản chủ; Lễ đặt tên âm (hay còn gọi là lễ đổi tên). Đây là nghi lễ rất quan trọng, bắt buộc trong đời người con trai Dao.

Trong tục cấp sắc của người Dao, có một điểm cần phải lưu ý đó là nếu trong gia đình có người đã chết mà chưa được cấp sắc thì con cháu phải làm lễ cấp sắc cho người đã chết trước khi làm lễ cấp sắc cho mình để công nhận hồn người quá cố là người lớn và đưa hồn quá cố về đoàn tụ với tổ tiên. Từ đó, hồn người quá cố trở thành tổ tiên và được con cháu thờ cúng.

Phong tục cần được bảo tồn

Lễ cấp sắc là hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt xã hội của người Dao, có liên quan đến ý niệm tôn giáo, tinh thần đạo đức, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Lễ cấp sắc có ý nghĩa giáo dục con người sống có đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Đồng thời, qua lễ cấp sắc, ý thức cộng đồng được nêu cao. Vì vậy, cần phải phát huy những giá trị văn hoá của tục cấp sắc. Lễ cấp sắc cần được gìn giữ một cách thiết thực, phù hợp với nhân sinh quan và xã hội của đồng bào Dao để phục vụ lợi ích giáo dục con người trong cộng đồng dân tộc.

Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch đưa phong tục truyền thống “Lễ cấp sắc của người Dao” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng giao Cục Di sản Văn hoá, Vụ Văn hoá dân tộc và Vụ Kế hoạch tài chính phối hợp nghiên cứu, có phương án bảo tồn, phát huy lễ hội độc đáo này.

(Theo LangVietOnline)

 

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66302882

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July