Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Người Mông xanh giữ nghề dệt vải Người Mông xanh giữ nghề dệt vải , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông xanh, tỉnh Lào Cai. Nó trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ nơi đây.

 Bà Lý Thị Sai dạy cháu nội cách thu hái cây đay về dệt vải

Nghề thủ công truyền thống

Những ngày mùa thu trời trong xanh, men theo con dốc dài, sau hai tiếng cuốc bộ, chúng tôi ngược núi Tu Thượng lên thăm bản Mông xanh – một dân tộc rất ít người, chỉ có chưa đầy 1.000 người. Đây là tộc người duy nhất chỉ có ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Từ trên cao nhìn xuống núi, những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu chuyển xanh sang vàng. Cả một triền thung, có quả đồi hình bát úp, ruộng bậc thang xoay tròn xung quanh, nhìn như mâm lúa khổng lồ, tròn vành vạnh, báo hiệu một mùa vụ no ấm.

Nghệ nhân Lý Thị Sai cười niềm nở đón chúng tôi trong căn nhà gỗ truyền thống của người Mông xanh. Bà là một trong những người già còn lại rất ít ở bản trên núi cao này thông thạo hát dân ca Mông xanh, giỏi nghề dệt vải, may áo, thêu thùa. Biết chúng tôi tìm hiểu về quy trình dệt vải, bà Lý Thị Sai dẫn đứa cháu nội, cháu gái năm nay học lớp 10 theo cùng chúng tôi ra vườn trồng đay gần nhà. Vừa giới thiệu với chúng tôi về nghề trồng cây đay, cũng là dịp để hướng dẫn cháu gái cách thu cây đay, phơi đay và tước đay để làm sợi. Bà Lý Thị Sai cũng không còn nhớ được là mình biết dệt vải từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ ngày còn bé, bà được mẹ đẻ của mình cũng cho theo lên nương trồng đay, tước sợi và lớn dần lên thì cũng được bà ngoại, bà nội và mẹ dạy cách dệt vải, may áo.

 Phơi cây lanh

Theo lời bà kể chuyện thì, cũng bằng tầm tuổi cô cháu gái của bà bây giờ, thiếu nữ Mông xanh Lý Thị Sai đang độ tuổi trăng tròn, sắp đến lúc có người cưới hỏi, nên mẹ bà đã dạy cách dệt vải, nhuộm chàm, may áo để tương lai về nhà chồng còn biết việc. Bà Lý Thị Sai tâm sự: Hồi ấy, lúc tôi đi lấy chồng cũng đã biết dệt vải, may áo, thêu thùa. Ngày cưới, được bố mẹ đẻ tặng cho một bộ váy áo mới. Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, phụ nữ khi về nhà chồng, tự mình may áo váy cho mình, may cho các con và cho bố mẹ chồng. Thế nên, từ hồi ấy đến giờ, ngoài thời gian làm nương, tôi lại ngồi xe sợi dệt vải, may quần áo, may váy cho cả gia đình. Dệt vải là thước đo thể hiện đức hạnh, sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ Mông xanh. Do vậy, đã là phụ nữ thì ai cũng phải biết dệt vải, may váy áo cho mình…

Lưu giữ bản sản văn hóa dân tộc

Cũng bởi truyền thống mặc trang phục riêng của đồng bào Mông xanh, nên hầu hết người Mông xanh ở bản Tu Thượng nhà nào nhà nấy, phụ nữ trong nhà đều biết và đều phải tự dệt vải may vá quần áo cho mình, cho người thân trong gia đình. Cô bé Vàng Thị Nam, cháu nội của bà Lý Thị Sai, năm nay 15 tuổi, nhưng cũng được bà nội truyền dạy cách xe sợi, dệt vải. Mẹ Nam và bác dâu trong nhà cũng được bà nội truyền nghề cho, nên mọi người đều biết làm. Vàng Thị Nam chia sẻ: Cháu rất thích được bà chỉ bảo và dạy cách làm vải may áo, từ bé khi còn chưa đi học, cháu đã ngồi xem bà tước sợi đay, xe sợi, dệt vải và thêu những hoa văn thổ cẩm để may váy áo rồi. Nhưng khó và lâu nhất là nối sợi thành cuộn chỉ đay để dệt vải, nếu không biết làm còn bị đứt tay và đau tay lắm. Là con gái nên cháu cũng rất thích được học nghề truyền thống của dân tộc mình để giữ gìn truyền thống không bị mai một về sau. Đã là người Mông xanh, thì con trai phải biết thổi sáo, múa khèn, chơi đánh quay, còn con gái như cháu phải biết hát dân ca, biết dệt vải, may váy áo…

 Nghề dệt vải vẫn được người Mông xanh gìn giữ và bảo tồn

Ngồi bên khung dệt truyền thống, bà Lý Thị Sai vừa đều tay đưa con suốt sợi qua lại, chỉ một loáng, vừa hát xong bài dân ca Mông về dệt vải, cũng là lúc bà Sai dệt được một quãng vải sợi khá dài cuộn vào ống sợi. Cứ thế, bà bảo, lúc nào nông nhàn, nhất là buổi tối sau khi cơm nước xong, có thời gian bà lại ngồi vào khung dệt. Bà Lý Thị Sai trăn trở: Bây giờ nhiều gia đình đã không còn mặc quần áo truyền thống làm thường phục nữa, hằng ngày đi làm nương, họ cũng mặc như dân tộc Kinh, chỉ dịp Tết lễ của người Mông xanh họ mới mang ra mặc. Bởi vì để làm ra một bộ váy áo truyền thống như thế này, cũng phải mất cả năm trời, lại qua nhiều công đoạn cầu kỳ, từ lúc trồng đay, thu hoạch, phơi, giã vỏ đay, luộc đay, tước sợi và nối sợi, rồi mới dệt vải, nhuộm chàm, may thành áo nên nhiều phụ nữ không còn mặn mà với việc dệt vải.

Trăn trở của bà Lý Thị Sai cũng là của chính quyền xã Nậm Xé, bởi thế nên gần đây, xã đã tuyên truyền và vận động bà con bảo tồn văn hóa, giữ gìn nghề truyền thống. Vận động người già và những nghệ nhân như bà Lý Thị Sai tích cực giữ nghề, truyền lại cho con cháu để sau này không bị mai một. Ông Vàng A Tớ, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, cũng là người con của dân tộc Mông xanh chia sẻ: Bên cạnh việc bảo tồn những nét đẹp văn hóa cho cộng đồng, bản làng mình, còn có ý nghĩa về bản sắc văn hóa, bởi người Mông xanh là dân tộc rất ít người, chỉ có duy nhất ở Lào Cai. Nghề dệt vải truyền thống cũng như những nét bản sắc văn hóa khác trong tín ngưỡng, nghi lễ, trong cuộc sống đời thường phải được gìn giữ mới làm nên bản sắc riêng có của dân tộc Mông xanh.

Lê Thanh Cường/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nguoi-mong-xanh-giu-nghe-det-vai-20191104152223169.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65119223

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July