Thứ Năm ngày 08/12/2016
Theo National Geographic, thiên nhiên dưới nước là một trong những mảng khó nhất của nghệ thuật nhiếp ảnh. 15 tác phẩm dưới đây sẽ khiến người xem phải kinh ngạc.
Những chú cá kích thước cỡ bằng ngón tay đang bơi theo đàn trong một dòng sông thuộc Vườn Quốc gia Gardens of the Queen (Cuba). Khu rừng ngập mặn trong ảnh có thiên nhiên phong phú, cung cấp chỗ trú ẩn lý tưởng cho các sinh vật nhỏ.
Bộ ba cá mập bơi lội trong khu vực biển Caribbean, ngoài khơi Cuba. Nơi đây có những rạn san hô lớn, là môi trường sống thích hợp cho các loài động vật săn mồi với nguồn thức ăn phong phú.
Bộ xương hàm và răng của cá mập với hình dạng đặc biệt, có thể dễ dàng cắn xé các con mồi khó nhai. Trong ảnh là một con cá mập hổ đang tấn công vật thể lạ (chiếc máy ảnh) mà nó phát hiện dưới đáy đại dương.
Các nhà khoa học coi cá sấu ở rừng ngập mặn là những kỹ sư của tự nhiên. Sự tồn tại của chúng giúp hoàn chỉnh chuỗi thức ăn, tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái.
“Phi đội mực bay” đang đi tìm thức ăn trong rạn san hô ở vùng biển Caribbean. Loài mực này nổi tiếng với khả năng giao tiếp bằng cách thay đổi màu sắc trên da.
Bên cạnh cá mập, cá mú cũng là kẻ săn mồi đáng sợ đối với các sinh vật nhỏ bé.
Gần như tuyệt chủng bị săn bắt vào giữa những năm 1800, hiện loài hải ly đã xuất hiện trở lại nhiều ở phương Tây. Trong ảnh là một cú hải ly đang bơi lặn trong hồ nước thuộc Công viên Quốc gia Grand Teton (Mỹ).
Bạch tuộc Capricorn là một trong những loài động vật có thể đổi màu tùy theo trạng thái hoạt động. Da của chúng tồn tại nhiều tế bào sắc tố, có thể dễ dàng chuyển sang màu đỏ với chấm bi trắng.
Đàn cá thuộc họ Haemulon đang ẩn nấp dưới nhánh san hô lớn. Đây là loài san hô đang bị đe dọa nghiêm trọng, hầu như đã biến mất hoàn toàn khỏi vùng biển Caribbe. Chỉ còn một quần thể nhỏ của rạn san hô này nằm trong Gardens of the Queen.
Đàn cá hồi đang vào mùa sinh sản, được nhiếp ảnh gia Charlie Hamilton James phát hiện tại khu vực sông Gros Ventre, Công viên Quốc gia Yellowstone (Mỹ). Loài vậy này đang bị đe dọa trực tiếp bởi sự nóng lên của trái đất.
Một con cá sấu nước ngọt đang ẩn mình chờ con mồi dưới đáy đầm lầy thuộc rừng Quốc gia Everglades (Mỹ). Khi nước biển dâng cao và tràn vào Everglades, cá sấu nước ngọt có thể sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi các cá thể cá sấu nước lợ, vốn có thể tự đào thải muối dư thừa ra ngoài nhờ cấu trúc của lưỡi.
Một thợ lặn ở rất gần con cá mập hổ ngoài khơi biển Bahamas. Bức ảnh không nguy hiểm như người ta vẫn nghĩ, vì loài cá mập này có bản năng chỉ tấn công những con mồi đang kích động.
Ngôi sao biển được bao quanh bởi một quần thể hải quỳ xanh khổng lồ. Thức ăn của sao biển chủ yếu là trai và hàu. Kể từ năm 2013, sao biển ở Thái Bình Dương đã biến mất với số lượng cực lớn. Các nhà khoa học nghi ngờ việc nước biển ấm lên là nguyên nhân làm suy yếu sức đề kháng của chúng.
Cá mập đầu trắng và 3 con cá thuyền (Pilot fish) bơi cạnh nhau là một cảnh tượng khó để chụp lại. Việc đánh bắt tràn lan đã khiến số lượng cá mập đầu trắng sụt giảm đáng kể.
Đồi mồi (rùa biển) là một trong những loài vật khác dưới đáy đại dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bức ảnh được chụp ở vùng biển ngoài khơi Cuba, nơi đã cấm đánh bắt loài động vật này từ năm 2008.
Theo Zing
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/857312/15-tac-pham-nhiep-anh-duoi-nuoc-tuyet-voi-nhat-2016
|