Bosphorus ở Istanbul, nổi tiếng là nhịp cầu nối châu Âu và Á, bị phong tỏa trong những phút đầu cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tối hôm qua.
ảnh minh họa
Cầu Bosphorus là nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn bắt đầu cuộc đảo chính khi cho binh sĩ, xe tăng phong tỏa vào tối qua. Đây là cây cầu treo nổi tiếng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nối liền lục địa Á - Âu. Cầu dài 1.510 m, rộng 39 m với chiều cao thông thuyền là 64 m và phục vụ 6 làn xe một lúc. Ảnh: Wikipedia.
Cầu Bosphorus có lịch sử dài và đầy những thăng trầm. Ý tưởng đầu tiên xuất hiện từ những năm 500 TCN, khi Hoàng đế Ba Tư Darius mong muốn có một cây cầu phao để chạy trốn kẻ thù trong thời điểm nguy cấp. Những cây cầu tạm được xây dựng từ rất nhiều mồ hôi xương máu, nhưng thực sự phải đến tháng 10/1973, cầu Bosphorus mới chính thức ra đời. Ảnh: Imgur.
Bosphorus là một trong những đường thủy tấp nập nhất thế giới với khoảng 48.000 tàu đi qua eo biển này hàng năm, nhiều hơn 3 lần so với kênh đào Suez và 4 lần kênh đào Panama. Bosphorus nằm ở vị trí đông bắc biển Marmara nối với biển Đen, kết nối 2 bờ Âu - Á. Nhờ thế, các tour du thuyền trên biển rất phát triển tại đây. Ảnh:Askidae.
Tên Bosphorus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “eo biển bò”, dựa theo thần thoại về thần Zeus. Truyền thuyết kể rằng thần Zeus đem lòng yêu Io, một phụ nữ xinh đẹp, thông minh. Tuy nhiên, vợ thần Zeus là Nữ thần Hera phát hiện ra mối tình vụng trộm đã trở nên vô cùng giận dữ. Nhằm giúp người tình thoát khỏi sự ghen tuông của Hera, thần Zeus biến nàng thành con bò chạy trốn qua eo biển và cái tên Bosphorus ra đời. Ảnh: Alphacoder.
Eo biển Bosphorus có vị trí rất quan trọng về kinh tế và quân sự. Từ năm 1936, Bosphorus trở thành eo biển quốc tế. Tuy vậy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có quyền kiểm soát tàu bè khi đi qua eo biển này nhằm hạn chế những bất ổn về an ninh. Ảnh: Shutterstock.