Thứ Năm ngày 12/05/2016
(HNMO) – Vương quốc Bhutan nằm trên dãy Himalaya hùng vĩ được công nhận là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Du lịch tới Bhutan cũng chính là cơ hội quý giá để trải nghiệm cuộc sống yên bình tại một đất nước mang trong mình lòng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống.
Mẹ và con trai dạo bước qua một cây cầu buộc những lá cờ cầu phước đủ màu sắc. Khoảng 75% dân số Bhutan theo Phật giáo Kim Cương Thừa.
Phật tử quay bánh xe cầu nguyện trong một ngôi chùa được trang trí bởi những bức tranh sặc sỡ tại Punakha. Vòng quay gồm hàng ngàn lời kinh Phật được viết trên giấy. Theo người dân địa phương, việc quay bánh xe cũng tương tự như tụng những lời kinh ấy cả ngàn lần.
Lối kiến trúc truyền thống vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, mặc dù cách bài trí và hàng hóa được bày bán bên trong đã trở nên hiện đại hơn rất nhiều. Bhutan gần như tách biệt hoàn toàn với nền văn hóa phương Tây cho đến tận năm 1999, khi truyền hình và internet bắt đầu trở nên phổ biến tại quốc gia này.
Một nhà buôn bày bán những món hàng của mình tại một khu chợ ở Thimphu. Trước năm 1974 – khi Bhutan phát hành đồng tiền riêng với tên gọi Ngultrum – người dân tại đây vẫn sử dụng đồng rupi của Ấn Độ.
Điệu nhảy của các nhà sư trong một lễ hội thường niên mang đậm giá trị tôn giáo và lịch sử với tên gọi Tsechus – được tổ chức rộng rãi và linh đình tại nhiều thành phố và thị trấn trên khắp cả nước.
Khu di tích pháo đài tu viện Drukgyel nằm trên sườn núi tại thị trấn Paro thuộc miền tây Bhutan. Công trình này đã bị hư hại nghiêm trọng sau một trận hỏa hoạn cách đây hơn 60 năm. Hiện tại, đây là một điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhà sư chỉnh đốn lại y phục trước khi bước vào một tu viện ở miền trung Bhutan. Phật giáo với đức tin ăn sâu vào tiềm thức của mỗi tín đồ là một trong những yếu tố tạo nên chỉ số hạnh phúc (GNP) cao nhất thế giới của quốc gia này - cũng chính là thước đo của sự tiến bộ.
Phật tử quay bánh xe cầu nguyện tại ngôi đền ở Thimphu. Văn hóa truyền thống của Bhutan rất được chú trọng và lưu giữ gần như nguyên vẹn, thể hiện ngay ở trang phục thường ngày của họ.
Các học sinh tại một bến xe buýt phía trước “Dzong” – tiếng địa phương chỉ các pháo đài tu viện cổ được sử dụng như trung tâm tôn giáo và hành chính của mỗi huyện.
Ruộng bậc thang là khung cảnh thường thấy tại các vùng nông thôn ở Bhutan. Quốc gia này đang hướng tới một ngành công nghiệp hữu cơ toàn diện vào năm 2020.
Các binh lính trong lễ hạ cờ tại trụ sở chính phủ - pháo đài tu viện Tashichho. Bhutan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến vào năm 2008.
Người dân địa phương ngắm nhìn khung cảnh chiều tà tại pháo đài tu viện Tashichho. Được xây dựng vào năm 1216, khu quần thể miếu điện, đền đài này là nơi tập trung các cơ quan quyền lực nhất quốc gia.
Những lá cờ cầu phước dọc theo con đường dẫn vào tu viện Taktsang Palphug – công trình được xây dựng cách đây hàng ngàn năm và cũng là biểu tượng của đất nước. Nằm trên vách đá chênh vênh nhìn ra thung lũng Paro – ngôi đền cổ này là địa điểm hành hương của người dân Bhutan.
9 điểm du lịch đầy hứa hẹn của châu Á
(HNMO) - Châu Á là miền đất vàng để phát triển du lịch với hàng trăm địa điểm tuyệt đẹp và hấp dẫn nhưng vẫn còn khá lạ lẫm với hầu hết du khách trên thế giới.
Mai Chi Theo Cntraveler
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Hinh-Anh/Du-lich/833974/cuoc-song-yen-binh-tai-dat-nuoc-hanh-phuc-nhat-the-gioi
|