Tổng lượng nhựa đường để phủ toàn bộ diện tích đất đai ở thành phố biển có thể lấp kín 703 mặt sân bóng đá.
ảnh minh họa
Vùng sa mạc nóng bỏng giữa Kuwait và Ả Rập Saudi có vẻ là địa điểm không phù hợp để xây dựng một thành phố. Khu vực này có diện tích bằng thành phố Manhattan và được gọi tên là Sabah Al Ahmed. Trong ảnh vệ tinh chụp năm 2002, toàn bộ vùng Sabah Al Ahme Sabah Al Ahmad chỉ toàn cát trắng hoang vu.
Tên gọi Sabah Al Ahmed được đặt tên theo vị vua 86 tuổi trị vì Kuwait từ năm 2006. Dù Kuwait hiện nay không thu được nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ nhưng quốc gia này vẫn rất giàu có. Trong bối cảnh tương lai doanh thu từ giàu mỏ giảm sút, các vị vua tại Kuwait quyết định phải bắt tay thực hiện công trình phục vụ thời kỳ “hậu dầu thô”.
Dự án Thành phố biển Sabah Al Ahmed đã tốn hàng tỉ USD khi các công nhân xây dựng phải đào những con kênh lớn để mang biển vào đất liền. Dự kiến khi hoàn thành toàn bộ trong thời gian ngắn sắp tới, 250.000 người dân sẽ tới sinh sống ở đây. Điểm then chốt của siêu dự án này là bãi đỗ thuyền và trung tâm mua sắm dành riêng cho giới thượng lưu.
Dự án được Khalid Yousef Al Marqouq, một doanh nhân bất động sản khởi xướng. Toàn bộ số tiền được công ty La’ala của ông đầu tư. Ian Williams, giám đốc dự án không tiết lộ số tiền cụ thể nhưng nói rằng nó lên tới “vài tỉ USD”.
Ian chia sẻ: “Dự án được lên kế hoạch từ năm 1980 nhưng mãi tới 2003 mới khởi công”. Lí do là bởi cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra năm 1990. Điểm khiến siêu dự án này nổi bật chính là hệ thống kênh đào 200km để đưa nước biển vào sa mạc. Trước khi khởi công, khu vực này chỉ toàn cồn cát khổng lồ. Để thực hiện dự án ngày cũng như đêm, 13.000 bóng đèn cao áp đã được lắp đặt.
Tổng số công nhân tham gia vào dự án là 2.000 người từ 20 quốc gia khác nhau, chủ đến từ Ấn Độ. Thời tiết nóng bức ở sa mạc chính là điều khiến công nhân mệt mỏi nhất khi thực hiện siêu dự án này. Ian cho biết công việc sẽ dừng hẳn từ 11 sáng đến 4 giờ trong mùa hè vì thời tiết quá oi bức, lên tới hơn 50 độ C. 29 máy ủi, 70 máy đào và 113 xe tải hạng nặng đã được huy động tới công trình Sabah Al Ahmed. Lượng nhựa đường để rải toàn bộ mặt sàn có thể lấp kín 703 mặt sân bóng đá. Loại nhựa đường sử dụng cũng rất đặc biệt để chịu được cái nóng khủng khiếp ở sa mạc.
17 tháp tiếp nước được lắp đặt trong thành phố đảm bảo nguồn cung nước ngọt cho cư dân. Ngoài ra, những cây trồng chịu hạn cũng được trồng dọc bờ kênh để mang lại màu xanh cho Sabah Al Ahmed.
Ian nói rằng toàn bộ dự án “rất bền vững về mặt sinh học”, đặc biệt là nhờ hệ thống kênh đưa nước từ biển vào sa mạc.