Thoát khỏi những bữa tiệc nhảy nhót phù phiếm từ Basel đến Beirut, những bữa tối chỉ có một mình và các cuộc triển lãm nghệ thuật ngập tràn sâm-panh, những người nổi tiếng tìm đến chốn nghỉ ngơi của riêng mình.
Ảnh minh họa
Ngoài việc nghỉ hè trên các du thuyền lớn và nghỉ đông tại St.Barts như thường lệ, giới siêu giàu lại hướng về những địa điểm nghệ thuật không nổi tiếng như hòn đảo tại Nhật Bản hay đến khu rừng nhiệt đới tại Brazil. “Đây không chỉ là việc trốn thoát khỏi nghệ thuật đại trà mà phần nào đó còn là sự trốn chạy khỏi thực tế” - Nhà tư vấn nghệ thuật Greg McNamara cho biết.
Nhà sưu tầm Kyoko Tamura chia sẻ những nơi thần bí xa xôi như Siwa Oasis ở Ai Cập hay Antarctica ở Nam Cực đang có xu hướng thu hút giới này. Katherine Schaefer, điều hành phòng triển lãm Simon Lee tại Hồng Kông thì cho rằng những con người cấp tiến thường ưa mạo hiểm và đưa ra dẫn chứng về những ông bầu nghệ thuật đã hành hương tới Iran.
"Có thể thấy được một nhu cầu không thể cưỡng lại được", Pascal de Sarthe, người sáng lập Phòng triển lãm Sarthe cho hay. "Nhiều khi giới nghệ thuật lại tự biến mình thành trung tâm và luôn tìm kiếm sự ghi nhận giữa các đồng nghiệp". Hơn nữa, trong ngành thương mại nghệ thuật đầy mù mờ và không được kiểm soát này, những mối quan hệ xã hội xã giao là cần thiết. Cố vấn nghệ thuật, Jehan Chu đã tổng kết lại: "Giới nghệ thuật cao cấp có xu hướng đặt tại một trong hai địa điểm: nơi khách hàng của họ đang nghỉ nơi, hoặc nơi khách hàng coi đó có các yếu tố nghệ thuật". Dưới đây là bốn địa điểm được ưa thích.
Centro de Arte Contemporânea Inhotim, Brumadinho, Brazil
Địa hình hoang dã của khu vực Đông Nam Brazil có thể là nơi cuối cùng bạn tìm thấy bộ sưu tập túi xách hàng hiệu. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người trong giới nghệ thuật đổ xô vào đây. Nằm ngoài thành phố đăng cai World Cup, Belo Horizonte, thiên đường nghệ thuật này là đứa con tinh thần của Bernardo Paz, một trong những người đàn ông giàu nhất Brazil.
Ông trùm khai thác mỏ này đã đổ hàng tỷ đô la, bao gồm cả lợi nhuận từ việc bán quặng sắt cho Trung Quốc - để biến mảnh đất xa xôi này thành một sân chơi cho những người yêu nghệ thuật. Bộ sưu tập lâu đời của ông bao gồm 500 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong khu vực rộng hơn 121 héc ta. Điểm nổi bật ở đây là tác phẩm điêu khắc trên cây của nghệ sĩ người Ý Giuseppe Penone, chúng lơ lửng không trung với phần gốc cách xa mặt đất. Điểm nhấn thứ hai là căn lều tuyết mang xu hướng tương lai của Olafur Elisasson. Ông trùm Paz còn có một khách sạn sang trọng ở đây.
Hyrdra, Hy Lạp
Hòn đảo Hy Lạp tuyệt đẹp này nổi danh với những buổi dạ hội nghệ thuật của những người nổi tiếng. Cứ tới hè theo lịch làm nghệ thuật, các nhà sưu tập, những tay giao dịch và những người cảm thụ nghệ thuật lại “tiếp quản” thị trấn cảng yên tĩnh này. Khi được hỏi vì sao mọi người lại bị thu hút đến đây thì nhà sưu tầm Tamura đã tóm tắt như sau: "Cái đẹp, thiết kế kiến trúc, những người sang trọng đều có thể kết nối ở đây".
Tỷ phú người Síp và cũng là nhà sưu tầm, Dakis Joannou, đã tổ chức rất nhiều bữa tiệc mời gọi giới nghệ sĩ. Gần đây ông này còn mời mọi người lên du thuyền Guilty của mình do nghệ sĩ Mỹ Jeff Koons thiết kế. Nổi tiếng khi nhắc tới ông là bữa tiệc xa hoa với khoảng 400 khách đứng xung quanh một chiếc bàn dài gần 100 mét, chạy dọc trên con đường đá ở Vịnh Argo-Saronic.
Trong số những điều ông ta hay nhắc đến nhất về các bữa tiệc là sự kiện xa hoa với khoảng 400 khách tụ tập xung quanh một bàn dài hơn 90m, dọc theo một con đường đá trên vịnh Argo-Saronic. Phía trên đỉnh vịnh là ngôi nhà đá triển lãm DESTE Foundation Projectspace có sự tham gia của 2 nghệ sĩ Urs Fischer và Maurizio Cattelan.
Khuôn viên nghệ thuật Benesse Naoshima, Nhật Bản
Hòn đảo nghệ thuật của châu Á, khuôn viên nghệ thuật Benesse Naoshima nằm trên đảo Seto ở miền Nam Nhật Bản, là một địa điểm thiêng liêng cho du khách hành hương tới nghệ thuật. Hòn đảo xa xôi này là sự tương quan đầy xúc cảm giữa nghệ thuật, kiến trúc và thiên nhiên đầy cảm hứng. Nơi đây có những công trình độc đáo như quả bí ngô đốm tròn khổng lồ của nữ nghệ thuật đương đại Yayoi Kusama nằm án ngữ ở cuối một cầu tàu phía xa xung quanh là biển, trong khi bảo tàng ngầm Lee Ufan có thiết kế ấn tượng của nghệ sĩ Tadao Ando lại nằm trong một thung lũng tươi tốt. Nữ điều hành Katherine Schaefer cho hay "Đây giống như món ăn tinh thần dành cho những người yêu thích nghệ thuật vậy”.
Nhà tỷ phú nghệ thuật Soichiro Fukutake đầy nhiệt huyết, người đứng đầu Tập đoàn Benesse là người có công cho sự phục hồi của khu vực này. Một số nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn cũng tham gia đóng góp quản lý ở đây như Hiroshi Senju người đã làm ra công trình thác nước hùng vĩ chảy trong một mỏ muối cũ.
Marfa, Texas, Mỹ
"Chúng ta luôn bị ám ảnh... đơn giản vì chúng ta không thể sống mà không có nghệ thuật, nó như là một thứ bệnh truyền nhiễm kì lạ vậy, ngay cả khi muốn thoát ra khỏi nó thì chúng ta vẫn bị nó bao vây" đó là điều mà nhà tư vấn nghệ thuật Greg McNamara diễn tả về Marfa, một “cục nam châm” luôn hút lấy các bộ sưu tập nghệ thuật.
Thị trấn Texas tồi tàn nằm trong sa mạc Chihuahuan có thể không phải là một địa điểm để chọn lựa nhưng với Marfa, đó vẫn là một khu vực yêu thích. Nơi đây được khai phá bởi nghệ sĩ huyền thoại Donald Judd, người đã sáng tác các tác phẩm nghệ thuật tối giản trong một căn cứ quân sự bị bỏ hoang. Giờ được biết đến với cái tên Chinati Foundation, tổ chức này luôn trình bày các tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng trong đó có John Chamberlain và Carl Andre.
Marfa cũng là một điểm “nóng” cho những người nổi tiếng không thuộc giới nghệ thuật. Nữ ca sĩ Beyoncé đã đăng ảnh trên Instagram khi cô nhảy trước cửa hàng Prada Marfa – một tác phẩm mô phỏng của cặp đôi nghệ sĩ Elmgreen và Dragset nhại ý tưởng về một cửa hàng sang trọng nằm giữa hư không. Và còn rất nhiều tòa nhà để hoang ở Marfa giờ lại là các công trình trình diễn nghệ thuật.