Dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Pháp, Réhahn Croquevielle, cảnh vật và con người nơi vùng hẻo lánh tại Việt Nam dường như trở nên gần gũi và chân thực hơn bao giờ hết.
Hai chị em người H'mong nô đùa trong khi tắm. H'mong là một trong những dân tộc thiểu số đông nhất tại Việt Nam.
Nhiếp ảnh gia người Pháp, Réhahn Croquevielle đã có bắt đầu yêu con người Việt Nam trong một chuyến đi truyền giáo hồi năm 2007. Mặc dù Hội An mới là điểm đến của ông nhưng Réhahn đã quyết định dành toàn bộ thời gian của mình trên chiếc xe máy và rong ruổi khắp các vùng xa xôi, hẻo lánh ở Việt Nam.
Mục đích của ông là ghi lại phong cảnh và cuộc sống lao động của con người tại những vùng xa xôi trên Việt Nam. Mỗi một bức ảnh được chụp lại của nhiếp ảnh gia Réhahnđều là một câu chuyện ẩn giấu phía sau vô cùng sấu sắc và khơi gợi trí tưởng tượng của người xem.
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng bộ ảnh do trang Business Insider cung cấp nằm trong bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle:
Réhahn đã dành tổng cộng 11 ngày tại Việt Nam để đi xe máy tới rất nhiều các làng bản khác nhau của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đây là bản đồ hành trình tác nghiệp của ông.
Người H’mong thường sống ở miền núi phía Bắc. Nhiều dân tộc khác còn gọi dân tộc này là Miêu hay Mèo. Trang phục của H’mong rất khác biệt. Đối với người H’mong Đen đó là quần áo màu xanh chàm và người H’mong Hoa là trang phục rực rỡ màu sắc.
Một cậu bé H’mong.
Bốn đứa trẻ H’mong đang ăn cơm trưa.
Cô bé trong ảnh là người dân tộc H’mong Hoa.
Trong khi đi du lịch giữa các làng bản của người dân tộc thiểu số. Réhahn thường dừng lại trên đường để chụp lại phong cảnh nơi ông đi qua. Bức ảnh này được chụp lại khi ông đang trên đường tới huyện Bảo Lạc, Cao Bằng.
Réhahn hy vọng có thể chụp ảnh với người dân tộc thiểu số Lô Lô khi ghé thăm huyện Bảo Lạc. Trong ảnh là một cô gái 17 tuổi, người dân tộc Lô Lô.
Bức ảnh chụp một cô bé 6 tuổi, người Lô Lô tại làng Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Réhahn đến Việt Nam vào đúng mùa mưa nên quá trình di chuyển của ông rất khó khăn. Bức hình chụp lại phong cảnh Thung lũng Đồng Văn, Hà Giang.
Một ngôi nhà nằm chênh vênh trên một ngọn đồi nằm giữa huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc.
Một cô gái sinh sống tại Thung lũng Đồng Văn.
Réhahn cho biết, ông rất khó bắt gặp được những người còn mặc trang phục truyền thống.
Người phụ nữ này đến từ huyện Mèo Vạc.
Người Dao Đỏ tập trung chủ yếu ở bản Nậm Toóng, làng Sử Pán và làng Lếch, Lào Cai.
Một người Dao Đỏ đi thu hoạch ngô về.
Réhahn có may mắn chụp được cảnh một trường học vùng núi cao khi đang trên đường tới làng Minh Thượng, Lào Cai.
Theo Réhahn, sự đói nghèo chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở "con đường đến trường của những đứa trẻ".
Trẻ em vùng cao còn gặp nhiều khó khăn khác không chỉ riêng do đói nghèo.
Một số em phải đi bộ mất 2 tiếng đồng hồ, băng qua các con suối, thung lũng và những con đồi mới tới được trường.
Sau khi ghé thăm trường, Réhahn tiếp tục tới thăm làng Minh Thượng để gặp trưởng làng nơi đây. Trong ảnh là người vợ của trưởng làng với trang phục truyền thống của người Pà Thèn.
Một buổi chiều tà trên vùng núi cao.
"Đôi khi tôi lái xe trên những con đường và phát hiện ra rằng, Việt Nam rất đẹp, và tôi nghĩ tôi vừa phát hiện ra một góc nhìn tốt nhất có thể", Réhahn chia sẻ.
Ở một số vùng dân tộc thiểu số, con gái thường kết hôn rất sớm.