Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Xứ Thanh đẩy mạnh phát triển du lịch thông qua văn hóa biển Xứ Thanh đẩy mạnh phát triển du lịch thông qua văn hóa biển , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thanh Hóa được coi là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế từ biển với đường bờ biển dài 102km và vùng lãnh hải rộng 17.000km2 - những yếu tố đặc biệt giúp xứ Thanh phát triển ngành vận tải biển, du lịch biển, dịch vụ cảng biển, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản…


Xứ Thanh đẩy mạnh phát triển du lịch thông qua văn hóa biển
ảnh minh họa
 

Cùng những điều kiện thuận lợi thiên nhiên ban tặng, Thanh Hóa còn có bề dày lịch sử và văn hóa biển đặc thù của cư dân miền đất mở, nơi hội tụ và giao lưu văn hóa với khu vực và quốc tế.

Văn hóa biển hình thành từ thuở sơ khai

Theo tiến sỹ Hoàng Minh Tường, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, giao lưu và tiếp xúc của cư dân Việt cổ miền duyên hải xứ Thanh với văn hóa khu vực và hải đảo có từ rất sớm. Thanh Hóa là nơi phát tích của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Những di chỉ văn hóa này chiếm một vị trí quan trọng trong nền cảnh văn hóa sông biển tiền sử Việt Nam. 

Những di chỉ khảo cổ học Đa Bút (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho thấy nơi đây còn tồn tại rất nhiều xương cá biển gồm các loại cá đuối, cá ó, cá kìm, cá nheo... cùng nhiều hòn chì lưới bằng đá. Rõ ràng cư dân Đa Bút là những người giỏi đánh bắt cá biển. 

Ở một số di chỉ khác như Cồn Cổ Ngựa, Gò Trũng, Hoa Lộc thuộc văn hóa Đa Bút, các nhà khảo cổ học cũng tìm ra chứng cứ cho thấy cư dân nguyên thủy ở đây sống bằng nghề đánh cá. Các loài nhuyễn thể nước mặn ven bờ như sò gai, điệp, hàu, đốt sống cá, tia vây cá... được sử dụng làm đồ ăn.

Đặc biệt, cư dân Gò Trũng đã biết đan những tấm lưới bằng sợi gai hoặc những loại dây rừng khác, tìm thấy những mảnh đá tròn mài nhẵn, giữa có lỗ có khả năng là những dọi xe sợi. Người Gò Trũng còn có thể đóng được những chiếc thuyền gỗ bên cạnh bè truyền thống để ra khơi. Như vậy, cùng với sự phát triển nghề đánh bắt cá biển, cư dân Gò Trũng đã biết nhiều nghề thủ công khác như xe sợi, dệt đan lưới, bện thừng, làm thuyền bè.

Cư dân xứ Thanh sống trong môi trường biển, trải qua quá trình lấn biển, khai thác biển và tiếp thu từ bên ngoài đã dần hình thành nên truyền thống biển. Những làng nghề đánh bắt hải sản thường tập trung ở các cửa lạch nơi sông thông ra biển như Lạch Sung (huyện Nga Sơn), Lạch Trường (huyện Hậu Lộc), Lạch Hới (thị xã Sầm Sơn), Lạch Ghép (huyện Quảng Xương) và Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia).

Phát huy truyền thống biển hình thành từ nhiều năm, đến nay, miền biển Thanh Hóa có sáu huyện, thị, 48 xã, phường, dân số trên 1 triệu người. Cùng với trên 8.600 phương tiện đánh bắt hải sản, hàng năm Thanh Hóa đạt sản lượng khai thác đánh bắt hải sản khoảng 90.000 tấn. Ngư trường của cư dân miền biển xứ Thanh chủ yếu ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và một số ít ở khu vực huyện đảo Trường Sa. Thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Thanh Hóa đang ngày càng phát triển kinh tế hướng biển.

Minh chứng rõ nhất cho chiến lược đúng đắn này chính là Khu Kinh tế Nghi Sơn, một trong năm khu kinh tế trọng điểm quốc gia với điểm nhấn chính là Cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải 3,5 vạn tấn, sau khi nạo vét có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 5-10 vạn tấn. Cảng Nghi Sơn cũng đóng vai trò là cửa mở lớn ra biển của khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào.

Phát huy giá trị văn hóa biển đảo

Trong xu thế hội nhập, giao lưu và phát triển, văn hóa ngày càng mạnh mẽ, những giá trị văn hóa biển đảo cần phải được coi trọng và phát huy hơn nữa. 

Theo tiến sỹ Hoàng Minh Tường, để bảo lưu, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của ngư dân biển xứ Thanh cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương cũng như du khách trong nước và quốc tế hiểu rõ giá trị lịch sử, văn hóa của cư dân biển, qua đó nhân lên niềm tự hào đối với truyền thống lịch sử, văn hóa của cha ông và trách nhiệm bảo vệ, phát huy và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa. Địa phương cũng cần tăng cường xuất bản các ấn phẩm văn hóa, các tập sách, tranh ảnh… giới thiệu về di sản văn hóa biển đảo tỉnh Thanh; tuyên truyền về tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của tổ quốc, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Tỉnh Thanh Hóa cần có các cơ chế, chính sách đúng đắn trong đó chú trọng việc lập quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu di tích, cảnh quan và các công trình phụ trợ gắn kết hài hòa với thiên nhiên sông biển; ngăn chặn tình trạng xây cất nhà cao tầng tràn lan làm mất dần các làng chài cổ. 

Tiến sỹ Hoàng Minh Tường cho rằng phát triển kinh tế du lịch phải đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy các giá trị văn hóa của ngư dân làng ven biển. Cùng với đó, thực hiện nếp sống văn minh và mỹ quan các khu di tích tâm linh và du lịch, nghỉ dưỡng.

Một số giải pháp khác cũng được tiến sỹ Hoàng Minh Tường đưa ra như khôi phục và bảo vệ các di tích, di vật liên quan tới lịch sử hình thành một số làng chài cổ tiêu biểu ở các làng xã ven sông biển; bảo lưu các phương tiện đánh bắt hải sản như bè mảng, lưới, ngư cụ, đồ dùng đi biển... để vừa gìn giữ nếp sống sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục, tập quán cổ xưa, vừa góp phần phát triển kinh tế du lịch, giảm dần xu hướng đô thị hóa lan rộng đã và đang "tấn công" làng chài và những mỹ tục tồn tại lâu đời.

Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu mô hình lễ hội du lịch Sầm Sơn, gắn với Hội chợ các làng chài ven sông biển, giới thiệu những đặc sản vốn có và các thao tác chế biến món ăn trở thành văn hóa ẩm thực mang đậm chất biển, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch, thu hút đầu tư hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch với các đối tác trong nước và quốc tế



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1169881#ixzz3cSnxs0RH 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65200483

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July