Tờ Business Insider của Mỹ, vừa tổng hợp danh sách 20 điểm đến tuyệt đẹp mà bạn nên đến thăm trước khi chúng biến mất, do sự tàn phá của con người, cũng như những tác động từ thiên nhiên.
Top 20 điểm đến tuyệt đẹp bạn nên đến trước khi chúng biến mất.
Là một địa danh nổi tiếng với các cặp vừa kết hôn, Seychelles là một quốc đảo với 155 hòn đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương, cách 1.500 km về hướng đông của đại lục châu Phi, nằm ở phía đông bắc đảo Madagascar.
Tuy nhiên tất cả đều đang chìm dần bởi mực nước biển đang ngày càng dâng cao và giết chết các rạn san hô. Các nhà khoa học dự đoán nơi đây sẽ hoàn toàn biến mất trong khoảng từ 50 đến 100 năm nữa.
2. Núi Kilimanjaro, Tanzania - 15 năm nữa
Kilimanjaro - ’mái nhà châu Phi’ là đỉnh núi cao nhất lục địa (5.989 m). Nơi đây thu hút hàng chục nghìn lượt du khách ưa mạo hiểm mỗi năm. Đỉnh Kilimanjaro rất thích hợp để tổ chức các hành trình leo núi kết hợp khám phá động vật hoang dã cùng gia đình.
Tuy nhiên, giai đoạn từ 1912 đến 2007 đã chứng kiến sự biến mất của hơn 85% băng phủ trên đỉnh núi, và với tốc độ hiện tại, Kilimanjaro được dự đoán sẽ không còn băng trong vòng 15 năm nữa.
3. Cụm kiến trúc Mirador Basin, Guatemala
Khu vực Mirador Basin, được coi là cái nôi của nền văn minh Maya, hiện nằm trong Vườn quốc gia Tikal của Guatemala. Bốn thành phố trong khu di tích Mirador Basin có niên đại hơn 1.200 năm tuổi và nhiều công trình khác có niên đại hơn 2.000 năm tuổi đang nằm dười các khu rừng nhiệt đới rậm rạp.
Tuy nhiên, các công trình ở đây cũng đang bị đe dọa bởi nạn cướp bóc cổ vật, chặt phá và đốt rừng trái phép,...
4. Zahara de la Sierra, Tỉnh Cádiz, Tây Ban Nha
Nằm nép mình trong một khu phố cổ ở Jerez thuộc tỉnh Cádiz, Andalusia (Tây Ban Nha), con đường nhỏ lát gạch đá rợp bóng mát của những cây dây leo mang đến sự thoải mái cho người đi bộ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2000 đến nay, Zahara de la Sierra đang mất dần lượng động vật hoang dã và thảm thực vật, do sự ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
5. Ngọn hải đăng Cape Hatteras, Bắc Carolina, Hoa Kỳ - 15 năm nữa
Đường bờ biển của quần đảo Bắc Carolina - Outer Banks đang bị xói mòn đất trầm trọng, có diện tích lên đến hơn 18m mỗi năm, đặc biệt là khu vực có ngọn hải đăng Cape Hatteras vốn là biểu tượng nổi tiếng của California, được xây dựng từ năm 1870.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cụ thể là giai đoạn từ 2010 đến nay, tỷ lệ bờ biển bị xói mòn đã giảm xuống 60%. Đây có thể là kết quả của công tác khôi phục bờ biển gồm các hoạt động như bổ sung thêm cát tại các bãi biển.
6. Rừng Madagascar - 35 năm nữa
Hơn 80% các loài động vật và thực vật ở Madagascar không thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Bao gồm nhiều loài lai chó và mèo, 70 loài vượn cáo, cáo bay và cầy sọc,…
Tuy nhiên với tốc độ phá rừng hiện nay của người dân thì chỉ khoảng 35 năm nữa toàn bộ diện tích rừng sẽ biến mất.
7. Vườn quốc gia Glacier, bang Montana, Hoa Kỳ - 15 năm nữa
Vườn quốc gia nằm trên địa phận bang Montana của Mỹ và hai tỉnh của Canada là Alberta và British Columbia. Nơi đây được xem là khu sinh thái đứng đầu của lục địa.
Công viên trải rộng khoảng 1triệu ha, bao gồm hai dãy núi với 130 hồ nước, hơn 1000 loài thực vật với đa số là những loại cây như linh sam, vân sam, thông và hàng trăm loài động vật.
Tuy nhiên, số lượng của các sông băng trong công viên quốc gia Glacier Montana đã giảm từ 150 xuống còn 25, và chỉ trong khoảng 15 năm tới có thể sẽ không còn gì cả.
8. Thành phố Venice, Ý - 50 năm nữa
Venice đang bị chìm dần trong nước vào khoảng vài năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó các kiến trúc sư cho biết nước đang bào dần nền móng các công trình.
Nghiêm trọng hơn lũ lụt cũng xảy ra ngày một nhiều và góp phần vào sự biến mất trong tương lai của thành phố.
9. Quần đảo Galapagos, Thái Bình Dương
Hậu quả của việc có quá nhiều khách du lịch nước ngoài và các loài xâm thực đang đe dọa hệ sinh thái và các sinh vật bản địa độc đáo của quần đảo Galapagos, một nhóm các hòn đảo ngoài khơi bờ biển của Ecuador.
10. Lưu vực sông Congo, châu Phi – 25 năm nữa
Lưu vực sông Congo của châu Phi, nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới với hệ sinh thái thuộc hàng siêu đa dạng, bao gồm hơn 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim và 400 loài thú có thể sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2040 do khai thác bất hợp pháp, theo dự báo của Liên Hợp Quốc.