ảnh minh họa
Nếu nhìn Grassholm, hòn đảo phía tây nam bờ biển Pembrokeshire, xứ Wales từ xa, du khách sẽ ngạc nhiên vì lớp phân chim trắng như tuyết bao phủ.
Đảo Grassholm cách bờ biển Pembrokeshire 13 km về phía tây nam, xứ Wales.
Hòn đảo nhỏ bé này là lơi cư trú của quần thể chim ó biển lớn nhất.
Vào mùa sinh sản, từ tháng 4 đến tháng 9, khoảng 39.000 cặp chim ó biển
làm tổ ở phía bắc của đảo. Chúng chiếm 10% tổng số ó biển trên toàn thế giới.
Lớp phân chim trắng xóa phủ kín một bên của hòn đảo nên người ta gọi đây là “đảo phân chim”. Nhìn từ xa, hòn đảo giống như một chiếc bánh bao trên đại dương với lớp đường bột phía trên.
Du khách sẽ ngửi thấy mùi hôi thối của phân chim khi tiếp cận đảo bằng thuyền.
Grassholm hình thành từ đá bazan, một loại đá bắt nguồn từ mác ma phun trào ra ngoài miệng núi lửa sau đó nguội. Người ta cho rằng nó là một phần của Skomer, hòn đảo rời ra vào thời kỳ băng hà cuối cùng.
Từ trên cao hay phía xa bờ biển, ta có thể thấy con đường màu trắng trên đảo.
Đó không phải là tuyết hay đá vôi, mà nó là phân của loài ó biển.
Vào cuối thể kỷ 16, hàng trăm nghìn con chim hải âu sống ở đây. Sau đó, chúng
di chuyển qua đảo Skomer và đảo Skokholm gần đó.
Loài chim ó biển đã xâm chiếm hòn đảo với số lượng rất lớn. Diện tích
của Grasholm chỉ khoảng 8,8 hecta nhưng ít nhất 80.000 con chim ó sinh sống.
Người ta phát hiện 12 cặp chim ó sống trên đảo vào năm 1860 và 1872. Đến năm 1890, khoảng 200 cặp chim ó sống trên đảo. Năm 1905, Đại học Tự nhiên Xã hội Cardiff ghi nhận 200 cặp. Số lượng chim ó biển tăng mạnh từ đó.