Những tay chơi nhảy dù phóng mình từ một vách đá xuống thung lũng Yosemite bên dưới
Hay cảm nhận những bọt nước li ti mát mẻ bắn ra từ ngọn thác khi tuyết trên đỉnh Sierra Nevada tan dần.Nhưng người ta sẽ mãi nhắc đến ông như người cha đẻ cho một trong những công viên lâu đời nhất ở xứ sở cờ hoa.
Quyết định của Lincoln 150 năm trước đã giúp nước Mỹ giữ lại một báu vật thu hút hàng triệu người mỗi năm đến đây để hít thở khí trời và tìm được cảm hứng trong cuộc sống. Ngày 30 tháng 6 sắp tới sẽ kỷ niệm tròn một thế kỉ rưỡi Lincoln ký Yosemite Grant Act, một văn bản luật bảo vệ và duy trì vĩnh viễn khu công viên hiện nay.
Đây không phải là quyết định thành lập công viên quốc gia đầu tiên, nhưng nó đặt nền móng cho việc hình thành những national park sau này của chính Yosemite và Yellowstone (8 năm sau đó). Những nhà sử gia và người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tin rằng điều luật năm 1864 - được thông qua bởi Quốc hội trong giai đoạn đẫm máu nhất của cuộc nội chiến – đã bước đầu tạo nên hệ thống công viên quốc gia rất có hiệu quả tại Mỹ.
Một góc nhìn về phía Half Dome bên tay trái trên đường lên Glacier Point tại công viên Yosemite - Ảnh: AP
“Đó là hạt giống đầu tiên” - người đứng đầu công viên Yosemite trước đây Mike Tollefson cho biết: “Đó là một ý tưởng tuyệt vời giúp cho cả khu vực rộng lớn được bảo tồn và kéo dài mãi mãi”.
Cũng theo Tollefson, các quốc gia ở Bắc Mỹ như Canada hay Chile đã học tập cách xây dựng và gìn giữ hệ thống công viên quốc gia để áp dụng cho riêng họ. Gần 4 triệu du khách đến với Yosemite đã được những nhân viên của công viên quốc gia và cộng đồng các công ty văn phòng du lịch xung quanh giới thiệu về vai trò của Lincoln trong năm kỉ niệm lớn này.
Vào này 30.6, “người gác rừng” Scott Gediman sẽ đập những nhát búa đầu tiên trong việc dỡ bỏ nhiều con đường tại khu rừng gỗ củ tùng khổng lồ Mariposa Grove trong công viên nhằm tạo nên nhiều khoảng trống hơn cho thế hệ cây gỗ mới sẽ được nhân giống và phát triển. Họ sẽ thay thế những đường tàu điện bằng lối mòn đi bộ nhỏ gọn để hạn chế sự tiếp xúc quá gần của con người.
Một trong những cây củ tùng bị ngã và những nhà cầm quyền đang cố gắng đưa khu rừng trở về với nguyên bản - Ảnh: panoramio
Gediman cho biết: “Đây là một thánh đường của tự nhiên, chúng tôi muốn đưa chúng trở lại thuở ban đầu”. Kế hoạch 36 triệu đô la Mỹ với 20 triệu từ ủy ban bảo vệ Yosemite và phần còn lại từ quỹ của bang vẫn đang được huy động thêm. Hàng trăm cây củ tùng và cây thân gỗ tại công viên Yosemite nằm trong số những cây lớn nhất trên hành tinh, tuổi đời của chúng lên đến hàng ngàn năm tuổi. Nhiều thân cây có đường kính lên đến 11m. Đó là một trong những trải nghiệm đầy cảm xúc một khi bạn đứng giữa thế giới của những thân cây cao vút và bầu không khí xung quanh cực kỳ huyền bí.
Một trong nhiều ngọn thác đẹp như tranh vẽ trong công viên Yosemite – Ảnh: Phil Hawkins/usa today
Điều luật mà Lincoln ký đã được quốc hội thông qua với rất ít tranh cãi và ban đầu không có quỹ cho việc duy trì, bảo vệ những cây cối hay bất cứ thứ gì. 4 thập kỉ sau khi Lincoln và Quốc hội có những bước đi đầu tiên, một vị tổng thống khác là Theodore Roosevelt cũng rất quan tâm đến Yosemite. Những cây gỗ khổng lồ khi đó đã được biết đến rộng rãi và một vài đã bị con người phá hoại vào năm 1903 khi Roosevelt ghé thăm.
Trước khi tổng thống Roosevelt đến thăm, những cây củ tùng bị khoét thân làm cổng đã xuất hiện và hiện họ đang cố gắng bảo vệ chúng - Ảnh: downfaster.com
Bức ảnh lịch sử cho thấy Roosevelt và những nhân vật trong đảng của ông đứng trước một cây củ tùng cao với thân bị khoét thành một mái vòm để đi ngang qua. Tấm khác là hình ông đứng trước cây thân gỗ xám có tuổi thọ ước tính khoảng 1800 năm.
Bức ảnh lịch sử tổng thống Theodore Roosevelt (trái) và nhà bảo vệ môi trường John Muir đứng tại Glacier Point trong công viên quốc gia Yosemite, California năm 1903. – Ảnh: Yosemite fund
Được tưởng nhớ đến là một trong những người yêu thiên nhiên và rất quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường, Roosevelt dành 3 đêm để ngủ trong lều giữa công viên cùng nhà tự nhiên học John Muir. Ông đã được thấy những phong cảnh tuyệt mỹ và đến gần nhất với công viên. Điều đó góp phần làm cho các quyết định của ông thêm mạnh mẽ trong việc đưa thêm nhiều đạo luật để bảo vệ các công viên quốc gia. Roosevelt đã phát biểu về trải nghiệm của mình trong rừng: “Cảm giác như tôi đang ở trong một thánh đường linh thiêng, rộng lớn và đẹp hơn bất cứ công trình nào mà con người tạo nên”.
Half Dome (nửa mái vòm), ngọn núi nổi tiếng bậc nhất trong công viên Yosemite - Ảnh: tourist-destinations.net
Roosevelt trở lại Washington và ký pháp lệnh năm 1906 sát nhập phần trung tâm của Yosemite (gồm thung lũng cây xanh và khu rừng củ tùng) với những rặng núi bao quanh trở thành công viên quốc gia đặt dưới sự quản lý của liên bang chứ không chỉ là trách nhiệm của bang. Hành động này cũng góp phần gia tăng sức mạnh của tổng thống trong việc tạo nên những biểu tượng quốc gia.
“Hãy để mọi cây cối và dòng chảy ở Yosemite vui sống” – Muir từng viết.
Cây củ tùng ngàn năm tuổi với thân có đường kính gần 10m trong công viên - Ảnh: thelollipoproad.com