Ngã tư đầu phố Paul Bert
Phố Paul Bert (phố Tràng Tiền ngày nay)
Vào năm 1883, con phố lúc đó chỉ là một đường đắp nhỏ hẹp nơi thường xuyên qua lại của các quân đoàn viễn chinh Pháp. Sau đó nó trở nên nhộn nhịp với nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán sầm uất, đặc biệt là các quán cà phê. Càng ngày, quân Pháp càng chiếm quyền kiểm soát và đến năm 1886 con phố được đổi tên thành phố Paul Bert, đây cũng là tên của chính trị gia người Pháp qua đời vào cuối năm đó tại Hà Nội.
Năm 1888, con phố được mở rộng hơn, trải nhựa, trồng thêm cây, xây vỉa hè và trở thành con phố thương mại, khu mua sắm mang đậm nét châu Âu. Sau cách mạng tháng Tám, phố Paul Bert được tách thành phố Tràng Tiền và Hàng Khay. Giai đoạn Hà Nội bị thực dân Pháp tạm chiếm (năm 1946-1954), Tràng Tiền lại bị gộp với phố Đồn Thủy thành phố Pháp Quốc (Rue de France). Sau ngày giải phóng phố đổi lại tên thành phố Tràng Tiền và vẫn giữ tên đó cho tới nay.
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy sự thay đổi của con phố qua thời gian:
Phố Paul Bert ảnh chụp năm 1885.
Phố Paul Bert năm 1954
Phố Paul Bert trong một ngày thi đi bộ.
Phố Tràng Tiền hiện đại của ngày nay.
Nhà hát Lớn
Là công trình được thực dân Pháp xây dựng trong những năm đầu của thế kỷ 20, nhà hát Lớn Hà Nội có sức chứa lên tới hơn 800 người và được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có thời đó.
Nhà hát hồi mới xây năm 1904.
Nhá hát Lớn chụp năm 1912.
Vẻ đẹp ngày nay của nhà hát Lớn Hà Nội.
Bách hóa Poinsard & Veyret
Vào năm 1887, một thương gia người Pháp tên là Felix Charrière đã tới định cư tại Hải Phòng. Năm 1900 ông cùng với hai đồng nghiệp của mình là MM Poinsard và Veyret đã thành lập nên công ty Charrières et Cie chuyên bán thực phẩm, rượu tây. Tới năm 1910 công ty đổi tên thành Poinsard & Veyret. Công ty này phát triển nhanh chóng tại Đông Dương và mở rộng sang cả vùng Vân Nam Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm thép, đồ ngũ kim, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, nước khoáng, rượu vang và xuất khẩu các loại sản phẩm thuộc địa.
Có thể nói bách hóa Poinsard & Veyret là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Đông Dương tuy nhiên nó đã bị phá hủy vào năm 2009.
Công ty Charrière et Cie trong dãy cửa hiệu bên số lẻ từ đầu phố Paul Bert trong những năm 1900.
Sự thay đổi của góc phố gần cửa hàng bách hóa Poinsard & Veyret qua thời gian.
Khách sạn Sofitel Métropole
Là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội, Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc cổ kính. Được xây dựng vào năm 1901, có vị trí ở trung tâm Hà Nội, đây thường là nơi mà các nguyên thủ, đại sứ và nhiều nhân vật nổi tiếng các nước tới nghỉ mỗi khi tới Việt Nam.
Ảnh tư liệu cũ chụp khách sạn Sofitel Métropole
Vẻ đẹp của Sofitel Métropole của ngày nay.
Dinh thống sứ Bắc Kỳ
Công trình được xây dựng vào năm 1919 dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Adolphe Bussy. Là cơ quan hành chính cao cấp nhất tại Hà Nội thời đó, công trình mang đậm tinh thần kiến trúc cổ điển kết hợp với các phong cách kiến trúc khác như Phục hưng, Baroque và Art Nouveau – một phong cách được coi là hiện đại thời bấy giờ. Cũng chính tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945.
Dinh thống sứ Bắc Kỳ chụp năm 1936.
Công trình trở thành Nhà khách chính phủ Việt Nam ngày nay.
Một số công trình kiến trúc Pháp khác tại Hà Nội:
Ngân hàng Pháp - Hoa (Banque Franco Chinoise) với phong cách Art Deco nay đã trở thành trụ sở của Bộ Thương Mại.
Phủ Chủ tịch xây dựng từ năm 1902 mang phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu.
Tòa án tối cao trên đường Lý Thường Kiệt với kiến trúc cổ điển châu Âu