Từ năm 1923, tên đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ là nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 1503, Leonardo da Vinci là người đã trình một bản kế hoạch xây cây cầu bắc qua sông Bosphorus nhưng nó đã không được thực hiện.
Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 80% sản lượng xuất khẩu hạt dẻ của toàn thế giới.
Khu chợ Grand Bazzaar ở Istanbul có 64 con phố với 4000 cửa hàng và 25.000 lao động.
Một trong những nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên đã được xây dựng tạo Antioch, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông già Noel – Santa Claus (thánh Nicholas) được sinh ra ở Patara – Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến năm 1934, phần lớn tên của người Thổ Nhĩ Kỳ không có họ.
Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương của những nhân vật lịch sử như nhà viết truyện ngụ ngôn Aesop, nhà văn Homer và thánh Paul.
Có rất nhiều ngôn ngữ thiểu số ở đất nước này, vì vậy chương trình giáo dục bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng I-ran đều có sẵn cho tất cả mọi người.
Số nhà báo phải vào tù ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Istanbul Tünel ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hoạt động từ năm 1875 và là hệ thống tàu điện ngầm cổ thứ hai thế giới.
Đường bờ biển của biển Đen ở Thổ Nhĩ Kỳ dài 1650km, tương đương với khoảng cách từ Paris đến Berlin.
Ankara mới là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, sau cuộc chiến tranh độc lập, chứ không phải là Istanbul như nhiều người lầm tưởng.
Mặc dù lạc đà vẫn xuất hiện trong nhiều khu nghỉ dưỡng vào các kỳ nghỉ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có bất cứ một sa mạc nào cả.
Vì vậy, không có lạc đà bản địa ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bảng chữ cái của Thổ Nhĩ Kỳ không có chữ “X” và chữ “Q” nhưng thay vào đó có một số chữ đặc biệt khác như chữ “i” không có dẫu chấm bên trên [I].
Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới trải rộng trên hai lục địa, khoảng 3% diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên lục địa châu Âu.
Mặc dù có nguồn gốc truyền thống, nhưng ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn ai đội mũ Fez, chiếc mũ này đã bị cấm từ năm 1925.
Hoa tulip được giới thiệu vào châu Âu từ thế kỉ 16 bởi các thương nhân Thổ Nhĩ Kỳ.