ảnh minh họa
1. Thác máu, châu Nam Cực
“Thác máu” nằm trong vùng băng tuyết Victoria Land là một khu vực tiếp giáp phía nam New Zeland thuộc châu Nam Cực. Nơi đây bao trùm một cảnh tượng đầy chết chóc, và các bạn sẽ thấy một màu đỏ như máu trên khắp vùng tuyết trắng chảy dài suốt 35 dặm (khoảng 56km) tại sông băng Taylor (châu Nam Cực).
Người ta đặt cho nó cái tên rất rùng rợn: thác máu. Trên thực tế màu đỏ chúng ta thấy là do lưu huỳnh đã ăn mòn vi khuẩn nằm sâu dưới những mặt hồ đóng băng, từ đó sinh ra ôxit sắt đỏ nhuộm khắp một vùng băng tuyết rộng lớn. Tuy nhiên sự chết chóc thật sự lại đến từ xác chết không thể phân hủy của những chú chim cánh cụt. Những xác ướp chim cánh cụt này đã hoàn thành bức tranh chết chóc ma quái của Victoria Land.
2. Quần đảo Socotra, Yemen
Quần đảo Socotra nằm cô lập giữa ngã ba biển Đỏ và Ấn Độ Dương và hầu như không thay đổi kể từ 100 triệu năm trước. Kể từ đó, thiên nhiên nơi đây đã hình thành với một vẻ đẹp đầy lạ kỳ.
Quần đảo Socotra đã được Unesco công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới với một hệ thực vật không nơi nào có được (những loài cây chảy nhựa máu, một số loài cây có mùi hôi khó chịu, những loài dưa chuột độc, một số loài cây khác lại có hình dạng như những chiếc chai).
Ngoài ra nơi đây còn có 180 loài chim kỳ lạ và 700 loài thực vật mà không tìm thấy nơi nào trên thế giới.
Người ta đặt cho nó cái tên rất rùng rợn: thác máu. Trên thực tế màu đỏ chúng ta thấy là do lưu huỳnh đã ăn mòn vi khuẩn nằm sâu dưới những mặt hồ đóng băng, từ đó sinh ra ôxit sắt đỏ nhuộm khắp một vùng băng tuyết rộng lớn. Tuy nhiên sự chết chóc thật sự lại đến từ xác chết không thể phân hủy của những chú chim cánh cụt. Những xác ướp chim cánh cụt này đã hoàn thành bức tranh chết chóc ma quái của Victoria Land.
2. Quần đảo Socotra, Yemen
Quần đảo Socotra nằm cô lập giữa ngã ba biển Đỏ và Ấn Độ Dương và hầu như không thay đổi kể từ 100 triệu năm trước. Kể từ đó, thiên nhiên nơi đây đã hình thành với một vẻ đẹp đầy lạ kỳ.
Quần đảo Socotra đã được Unesco công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới với một hệ thực vật không nơi nào có được (những loài cây chảy nhựa máu, một số loài cây có mùi hôi khó chịu, những loài dưa chuột độc, một số loài cây khác lại có hình dạng như những chiếc chai).
Ngoài ra nơi đây còn có 180 loài chim kỳ lạ và 700 loài thực vật mà không tìm thấy nơi nào trên thế giới.
3. Cánh cổng dẫn tới địa ngục, Turkmenistan
Vào năm 1971 tại hoang mạc Karakum, các nhà địa chất đã thực sự ngạc nhiên khi giàn khoan của họ đột nhiên rơi xuống một hang động rộng 300 feet (khoảng 91m) chứa đầy khí gas tự nhiên. Sau đó để đảm bảo an toàn cho ngôi làng gần đó, các nhà địa chất đã cho đốt khí metan có trong hang, một chất khí độc hại với sức khỏe lâu dài của con người.
Ban đầu họ nghĩ ngọn lửa đó chỉ cháy khoảng vài tuần, tuy nhiên đáng kinh ngạc là sau hơn 40 năm ngọn lửa đó vẫn đang tiếp tục cháy sáng. Người dân địa phương nói rằng, vào ban đêm quang cảnh nơi đây giống như ngọn lửa thiêng trong kinh thánh, từ đó người ta đã đặt cho nó cái tên “Door to hell” (cánh cổng dẫn tới địa ngục).
4.Nhà nguyện trên núi đá, Arizona, Mỹ
Được xây dựng vào năm 1956, nhà nguyện đặc biệt này nằm treo leo trên dốc núi đá Sedona. Qua nhiều năm bị xói mòn, những mỏm đá xung quanh nhà thờ này đã có hình dạng giống như khuôn mặt của những loài động vật hoang dã: đại bàng, rắn và cáo.
Nhà điêu khắc Marguerite Brunswig Staude đã thai nghén ý tưởng xây dựng nên công trình này sau khi cô mơ thấy một cây thánh giá khổng lồ xuất hiện trên bầu trời bên cạnh tòa tháp đôi Empire State. Ngôi nhà nguyện vì thế đã được thiết kế theo hình dáng một cây thánh giá khổng lồ.
5.Con mắt bí ẩn của Sahara, Mauritania
“Mắt Sahara” nằm trên sa mạc Sahara thuộc Mauritana cách thành phố Wadan khoảng 25km về phía đông. Nếu chỉ đứng trên mặt đất sẽ rất khó để bạn nhận ra hình dạng kỳ lạ của nơi này. Nó có hình dạng giống như một chiếc nhẫn được cắt gọt tài tình với đường kính lên tới 48km.
Có một vài giả thuyết xung quanh việc hình thành cấu tạo của “mắt Sahara” như nó bắt nguồn từ những trầm tích núi lửa phun trào, hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước. Cũng có người cho rằng đây là một phần của lục địa Atlantics đã mất. Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
6. Thị trấn trên biển Neft Daslari (Daşları), Azerbaijan
Vào năm 1949, theo kế hoạch ban đầu người ta chỉ xây dựng một con đường dài khoảng 48km trên biển nhằm vận chuyển những thùng dầu lấy từ dưới biển lên. Nhưng sau đó Neft Daşları đã phát triển lên rất nhiều so với dự định ban đầu. Hiện nay người ta gọi nơi đây là “Oil Rocks” với một hệ thống nhà ở, trường học, cửa hàng, thư viện, tiệm bánh và các dịch vụ giống như một thị trấn trên đất liền.
Thị trấn trên biển Caspian này cho tới thời điểm hiện tại đã có trên 5.000 cư dân, 198km đường xá với một rạp chiếu phim hiện đại. Người dân nơi đây vẫn tự hào khi thị trấn của họ được ví von là “Venice phiên bản hiện đại” của thế giới.