Hồ Sen và cổng chùa
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép về chùa Thập Tháp như sau: “Sau chùa có 10 tòa tháp Chàm, nhân đó thành tên, nay mười tháp đã đổ nát. Chùa do Hòa thượng Hoán Bích (thường gọi Nguyên Thiều Siêu Bạch) dựng nên dưới thời Thái tôn Hoàng đế triều Nguyễn nước ta”.
Để thấy vẻ đẹp thắng tích của chùa, vào năm 1928, tri phủ An Nhơn là Võ Khắc Triển đã viết: “Ôi! Chùa thiêng sáng lập từ đời Lê, sâu đến triều Nguyễn ta, trong khoảng thời gian ấy, triều đại thay đổi, gò hang biến thiên, mười tháp kiên cố như thế mà chẳng đủ sức giữ mình cho được còn mãi, chỉ có cái tên Thập Tháp nhờ chùa mà trường thọ".
"Cuộc đời thay đổi như nương dâu bãi bể, há chẳng (xúc cảnh sinh tình mà ra) cảm nay tiếc xưa ư? Như chùa Thập Tháp đây, nhà xưa nền cũ, cánh trí thanh u, người đến thưởng ngoạn đứng giữa khí hồ quang đãng, sắc núi trong lành, muốn tả khí sắc ấy thì ngoài giấy mực chẳng còn phương tiện nào thuật cho hết được”.
Đặc biệt, trong chùa còn có Hòn Đá Chém. Tương truyền “Hòn Đá Chém làm bậc cấp Phương trượng, do nhà Nguyễn kê đầu chém giết nghĩa quân Tây Sơn, xưa kia nằm trong khu vực thành Hoàng Đế, gần lăng Võ Tánh và Tháp Cánh Tiên".
"Hòn Đá Chém rất thiêng, những đêm tối trời đầu lâu từ đó lăn ra khắp xóm làng than vãn, dân chúng kinh hãi báo với Quốc sư Phước Huệ 1869-1945, trụ trì chùa Thập Tháp, hòa thượng truyền đem về cửa thiền, từ đó các vong hồn được khuây khỏa dần.
”Chùa được xếp hàng Di tích cấp quốc gia vào năm 1990 về Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19. Đến viếng chùa vào những ngày xuân, khuôn viên đầy hoa, ngồi bên Hòn Đá Chém mà nhớ về một thời kỳ bi hùng, bi thương của quê hương…
Chính điện chùa Thập Tháp
Hoa viên trong chùa
Nhà Phương trượng và Hòn Đá Chém
Chú tiểu trong chùa
Hòn đá chém bên nhà Phương trượng
Cận cạnh hòn đá chém
Chăm sóc, vệ sinh trong khuôn viên chùa
Bên hòn đá chém luôn có nhiều hoa lá tốt tươi