Nếu chỉ nhìn tổng quan bên ngoài thành phố đồi núi Cankiri ở Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ chẳng khám phá ra điều gì đặc biệt ở nơi đây. Tuy nhiên, xuống sâu khoảng 400 m, bạn sẽ được chiêm ngưỡng mỏ muối khổng lồ được sử dụng cách đây 5.000 năm.
Bên ngoài mỏ muối tại thành phố Cankiri ở Thổ Nhĩ Kỳ
Điều đáng kinh ngạc là tuổi thọ rất lâu nhưng cho đến nay nó vẫn được khai thác và mỗi năm cung cấp cho thành phố này hơn 500 tấn muối. Muối ở đây không chỉ được sử dụng trong việc nấu nướng, sinh hoạt hàng ngày mà còn dùng làm quà lưu niệm cho du khách.
Các thợ mỏ ban đầu là những người Hittite - một chủng tộc cổ xưa của một đế chế ở Trung Đông. Họ sử dụng các công cụ thô sơ và tay để khai thác muối.
Theo một cuộc khảo sát giai đoạn 1971 - 1979, vẫn có hơn 1 tỷ tấn quặng được khai thác ở đây.
Những hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh Melih Sular. Anh cho biết: “Lần đầu tiên bước vào hang động muối, tôi rất sợ. Tôi tự nghĩ: Điều gì sẽ xảy ra nếu hang muối này bị sập?”.
Khoảng 500 tấn muối được khai thác mỗi ngày
Trong khi nhiệt độ bên ngoài là 33 độ C thì nhiệt độ trong kho muối này chỉ khoảng 15 độ C
Điểm sâu nhất của kho muối là 400 m
Thời tiết trong hang muối rất mát và trong lành. Tường bao là các hình khối muối khổng lồ và kết cấu bề ngoài thay đổi theo cách sử dụng máy khai thác.
“Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như nó trước đây. Phần nổi bật nhất của các hang động là đường hầm do những người Hittite làm ra. Thật thú vị và đáng kinh ngạc là những người Hittite đã dùng chính đôi tay của mình và các công cụ thô sơ để đào đường hầm này” Sular cho biết.
Mỏ muối này đã bị phá hủy một phần sau một số cuộc chiến, đặc biệt là sau cuộc thất bại của vua Ai Cập Ramses II. Cuộc tranh giành ngai vàng cũng làm kiệt quệ nguồn tài nguyên của họ.
Ngày nay, trong hang muối có một nhà ăn nhỏ, một nhà thờ Hồi giáo, phòng sửa chữa, một phòng hội thảo và một phòng cấp cứu.
Muối ở đây đạt 90% độ tinh khiết.