Trong vòng hai mươi năm qua, trên nhiều cương vị khác nhau, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Lê Doãn Hợp đã đến Hàn Quốc 7 lần nhưng chưa lần nào ông đến Jeju, hòn đảo mà những năm gần đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Ông Lê Doãn Hợp (trái) và Phó tổng biên tập báo Dân trí Nguyễn Lương Phán (phải) trên núi Thành Sơn.
Bởi vậy, lần này ông Lê Doãn Hợp dành trọn ngày cuối tuần để cùng chúng tôi ra đảo Jeju.
Điều đầu tiên làm chúng tôi hết sức bất ngờ là từ Sân bay Gimpo - Seoul, cứ 5 phút có một chuyến bay ra đảo. Đến giờ cao điểm 7h sáng có tới 4 chuyến cùng xuất phát một lúc. Thấy lịch máy bay cứ nối tiếp cất cánh như vậy, tôi nghĩ người ta sử dụng loại máy bay nhỏ vài ba chục người một chuyến. Té ra khi bước lên máy bay, một lần nữa tôi lại ngạc nhiên vì đó là các loại máy bay lớn như Boeing 737, Airbus 320... và các chuyến bay chật kín người.
Máy bay bay được 45 phút thì đã hạ độ cao. Nhìn qua cửa sổ máy bay, hệ thống đường cao tốc 6 làn trên đảo đã hiện lên rõ nét, một đường dọc và một đường ngang, cùng đó là san sát những vòm mái che trang trại trồng cây. Một hành khách tỏ ra hiểu biết nhiều về vùng đất này cho tôi biết, trên đảo không có các nhà máy công nghiệp nhằm đảm bảo môi trường thu hút khách du lịch. Là sân bay trên đảo, nhưng tôi đếm được gần 20 cái vòi dẫn khách lên tận cửa máy bay.
Lòng chào núi lửa trên đảo Jeju.
Từ sân bay, anh lái xe kiêm hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi ra bờ biển... Hàng chục cây số dọc đường là những bờ ruộng, bờ vườn, hàng rào, cổng làng, cổng nhà được xây dựng bằng loại đá do núi lửa phun trào. Vật liệu thô sơ nhưng ở đâu cũng sạch sẽ, dẫu đã sang mùa hè nhưng vẫn còn nhiều vườn hoa cải màu vàng ngút ngát!
Ra đảo là để ngắm biển! Và chuyện tắm biển đối với các khách du lịch một ngày như chúng tôi chắc chắn là chỉ để ngắm nên chúng tôi lướt qua những bãi đá để hoà cùng dòng người rồng rắn trèo lên đỉnh núi có cột hải đăng cổ kính. Để giúp du khách không cảm thấy mệt, dọc theo triền núi có nhiều điểm đáng được chụp ảnh lưu niệm và vui chơi như đạp xe, cưỡi ngựa... Nhưng điểm hút nhất đối với nhiều người tưng mê phim ảnh Hàn Quốc là địa điểm từng được quay nhiều bộ phim nổi tiếng như bộ phim nhiều tập "Bản tình ca mùa đông". Từ xa, địa điểm này hiện lên giữa triền núi xanh là một toà nhà màu trắng ngói đỏ với cây thánh giá trên nóc như một tu viện hay nhà thờ họ đạo.
Nơi này từng xuất hiện nhiều bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc.
Ngôi nhà đó không có gì hấp dẫn, những vì đó là nơi nhiều người từng thấy trên phim ảnh và giờ được đăt chân đến được chụp ảnh quay phim cùng những người thân trong gia đình, bạn bè... thì ít người đến với Jeju lại bỏ qua địa điểm này. Riêng tôi, những điểm như thế này chưa phải là điểm đến, cái đích đến của tôi trong chuyến đi này là Đỉnh núi mặt trời mọc Thành sơn, nơi được gắn bốn biểu tượng: Khu bảo tồn thiên nhiên thế giới, Di sản thiên nhiên thế giới, Công viên địa chất thế giới và Bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Seongsan Ilchulbong tiếng Hàn gọi theo âm Hán là Thành sơn cho dễ nhớ, phía tây bắc có đường lên thoai thoải qua những bãi cỏ xanh rờn và những vườn cây tuyệt đẹp, nhưng các phía còn lại thì nhô ra biển nên bị sóng biển bào mòn tạo thành những vách đá dựng đứng. Du khách già trẻ theo các bậc đá thử sức trèo lên các độ cao để nhìn về Jeju và lên đến đỉnh cao nhất là gần 200m.
Mấy ngàn năm trước từ biển núi lửa phun lên nên tạo thành một lòng chảo có đường kính khoảng 600 m và độ cao từ măt lòng chảo đến đỉnh vách núi là 90 m. Theo nhiều người thì xung quanh vành lòng chảo được 99 khối đá như những cách hoa sen ghép thành. Hơn mười năm trước, ngày 16/12/2002, Jeju được chọn làm khu Bảo tồn thiên nhiên thế giới, sau đó 5 năm Đỉnh núi măt trời mọc này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . Ngay tai chân núi, từ lâu người ta đã khắc lên thời gian "nhật xuất" từng ngày trong cả năm. Tôi nhớ hôm tôi đến ngày 29/6/2013 giờ mặt trời mọc hôm đó được khắc vào bảng đá là 5h26 phút.
Trên đỉnh Thành Sơn, đỉnh mặt trời mọc.
Đến tháng 10/2010, nơi đây đã nhận thêm một danh hiệu nữa, đó là một trong 77 Công viên địa chất thế giới thuộc 25 nước. Còn danh hiệu thứ 4 khá gắn liền với Việt Nam, đó là đợt bầu chọn Bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới qua mạng toàn cầu. Cùng với Hạ long của Việt Nam, đảo Jeju Hà quốc đạt phiếu cao trong vòng đề cử 28 địa danh đươc lựa chon từ hơn 400 địa điểm trên toàn thế giới và Jeju được đón nhận danh hiệu 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Ai đến đỉnh núi mặt trời mọc cũng muốn ghi lại hình ảnh được đặt chân đến một nơi mang tới bốn danh hiệu hiếm có này.
Lên núi, xuống núi vừa đi vừa thở cũng gần trọn buổi sáng, vậy thì con thời gian đâu để đi tàu ngầm xuống độ sâu hơn 30 m để ngắm hải sản và san hô, hoặc trèo lên đỉnh Hallasan công viên quốc gia có đỉnh núi lửa cao 1950m! Với nhiều loại cây ôn đới điển hình... Dự kiến được tình huống đó nên nên chúng tôi không theo đoàn di lịch lớn 40, 50 chục du khách rồng rắn đợi chờ nhau mà 4 người thuê một taxi bảy chỗ tự chọn điểm đến theo lịch trình từ 8 h sáng cho đến 20h chiều, mỗi km có giá 2.400 won tức khoảng 48.000 đồng tiền Việt.
Qua vịnh đi tầu ngầm là một điểm khá hấp dẫn nhưng chúng tôi buộc phải bỏ qua, để đến với ngôi làng cổ dân tộc, vì tôi muốn thử xem ngôi làng này có sức hấp dẫn gì so với Đường Lâm, Đồng văn của Việt Nam... khi làng cổ của ta đang có chuyện người dân không muốn mang danh hiệu mà không phải ai muốn cũng được. Tôi đã từng đi thăm một số làng cổ ở Châu Âu nơi xa nhất là phía bắc Thuỵ Điển thì có nhiều lạ lẫm, nhưng đến làng Cheongeup ở JeJu thì "nhà tranh vách đất" đụn rơm, góc bếp chẳng khác gì làng quê Việt Nam...
Điều đặc biêt mà tôi không thể đi lướt qua, đó là cách giới thiệu khá cuốn hút của cô gái bắt đầu từ cái cổng vào nhà với ba cây tre chắn cửa. Cô làm cho khách không nghĩ đó là nhân viên du lịch mà là người chủ nhà thật sự cung kính đón tôi một người cao tuổi phương xa đến. Cô hướng dẫn cặn kẽ nếu đến cổng mà không có cây tre nào chắn ngang thì chủ nhà đang ở nhà sẵn sàng đón khách, nếu có môt cây tre dưới cùng gắc ngang thì chủ nhà đi vắng nhưng quanh quẩn đâu đó, nếu có cây tre thứ hai chăng ngang thì chủ nhà đi tối ngày mới về, nếu cả ba cây tre đều gác ngang thì chủ nhà đi vắng lâu ngày. Nếu ai vươt qua thì coi như đó là người bất chính có thể bị dân làng đánh ngay... Cứ như vây, cô dẫn khách từ cổng vào nhà từ nhà trên xuống nhà bếp ra sân vườn rồi cuối cùng là vào chỗ bán sản phẩm làng làm ra mật ong, nấm linh chi, trà linh chi, sữa ong... Khắp nơi có gắn biển và hình ảnh nhân vật chính trong bộ phim Nàng Đê chang Kum đã quay tại ngôi làng này.
Đường lên ngọn đèn Hải Đăng.
Một ngày trên đảo Jeju chúng tôi phải lướt qua công viên tình yêu và đến thăm Cầu Thần tiên, thác Thiên địa... Thác Trời nối đất này nếu so với Thác Bản Giốc, Sa Pa, Đà Lạt của Việt Nam thì cũng không có gì đặc biêt, nhưng cái hấp dẫn vẫn là cách tổ chức ,và hơn hẳn đó là vệ sinh môi trường... Tất nhiên yếu tố tâm linh gắn liền với mỗi nơi dù ít nhiều thì cũng được khai thác như truyền thuyết về 7 nàng tiên giáng trần về những tảng đá cầu may...
Một hòn đảo du lịch với di sản thiên nhiên ban tặng, cảnh quan đặc biêt, khí hậu hiền hoà... nhưng nếu không đươc đầu tư những công trình trí tuệ văn hoá thì chắc du khách sẽ chẳng "ngắm" phong cảnh được lâu. Bởi vây, cả một hệ thống cơ sở văn thể mỹ vui chơi giải trí bố trí khắp đảo. Cùng với các bảo tàng là sân vận đông lớn từng là nơi thi đấu Giải bóng đá thế giới, 20 sân golf, các sòng bạc nổi tiếng, trường đua ngưa...
Có lẽ ít ai đến Jeju chỉ trong một ngày... Điểm chốt của chúng tôi trong ngày không thể bỏ qua đó là bảo tàng Mỹ Thuật khi ở đây đang trưng bày nhưng bức tranh kết hợp với kỹ thuât phối cảnh trong không gian để tạo ra hiệu ứng lý thú giữa người xem tranh và bức tranh. Xem xong triển lãm, chúng tôi hiểu ra một điều rằng, để kéo du khách đến với hòn đảo xa vắng này thì nội dung luôn được bổ sung những điều mới mẻ. Mỗi điểm đến là một nơi khám phá thú vị đầy ấn tượng.
Kỹ thuật ảnh ghép "cứu người" trong bảo tàng Mỹ thuật Jeju
Dẫu đã tối, nhưng người lái xe không đưa chúng tôi thẳng ra luôn sân bay mà đi vòng quanh con đương ven biển mới mở để khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trước khi bước lên máy bay chưa biết bao giờ trở lại. Nhìn đồng hồ tính tiền xe suốt một ngày tôi ghi đươc con số hơn 400.000 won , tôi hiểu cả ngày chúng tôi đã đi hết gần 200 km. Trong khi đó, cả đảo Jeju một chiều chỉ có hơn 73km và một chiêu chỉ hơn 41 km, diện tích cả đảo chỉ có 1.845 km2, dân số chỉ hơn nửa triệu người mà theo anh lái xe mỗi năm đảo này đón gần chục triệu khách du lịch.
Theo con số các hãng hàng không, mối năm có hơn 10 triệu lượt hành khách đi lại giữa Jeju và các sân bay nội địa Hàn Quốc . Đi tìm con số thì thấy mỗi ngày có khoảng 15.000 du khách đến Jeju, như vậy chắc chắn con số mỗi năm khoảng 6, 7 triệu là chắc chắn. Từ một hòn đảo vắng chỉ có dân đánh cá và tù nhân kiểu như Côn Đảo của Việt Nam, Jeju giờ trở thành một điểm đến của thế giới, riêng người Trung quốc năm trước đã cán mốc 1 triêu khách trong năm.
Để môi trường trong lành, đảo này không xây nhà máy nhưng cho xây trường học quốc tế , để con em người Hàn được học thẳng bằng tiếng Anh ngay bậc trung hoc mà không phải xách va ly ra nước ngoài. Một đứa trẻ theo hoc, hàng năm kéo theo gia đình mấy đơt ra thăm con và nghỉ mát...
22h đêm từ Jeju trở lại Seoul, kết thúc trọn một ngày trên đảo. Đi đường và trèo núi, mệt nhưng nếu có điều kiện tôi sẽ trở lại nơi đây vì vẫn con nhiều điều cần khám phá.