Ở vùng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc có một chiếc hồ chứa đầy xương người, khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.
Những bộ xương còn lại trong khu vực hồ
Theo phán đoán ban đầu, các bộ xương trong hồ là của hàng trăm thổ dân đã sinh sống trong khu vực này cách đây hơn 1.000 năm, từ thế kỷ thứ 9. Tất cả đã chết sau một cơn bão mang theo mưa đá khổng lồ.
Nằm ở miền Bắc Ấn Độ, hồ nước đóng băng này chứa hơn 200 bộ xương người, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942.
Ban đầu, nhiều người cho rằng, đây là thi thể của các binh sĩ Nhật Bản bỏ mạng tại Ấn Độ trên con đường chinh phục thế giới của họ.
Tuy nhiên, do khí hậu lạnh quanh năm ở vùng núi cao đến 5.000 m này mà một số da thịt, tóc và quần áo của nạn nhân vẫn được bảo quản tốt. Các nhà khoa học đã xác nhận, các bộ xương trong hồ là của những người đã thiệt mạng từ năm 850 sau công nguyên.
Những bộ xương còn lại trong khu vực hồ |
Theo kết quả điều tra, các bộ xương được chia thành 2 nhóm người, một phần là nhóm các gia đình từ xa đến và phần còn lại là của dân địa phương có chiều cao thấp hơn nhóm kia. Theo dự đoan của nhà khoa học, nhóm các gia đình đang trên đường di cư và nhờ nhóm dân địa phương đưa qua vùng núi hiểm trở này.
Có nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để giải thích cái chết tập thể của 2 tộc người này. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra các vết nứt trên xương sọ, các nhà khoa học tự tin khẳng định họ chết vì mưa đá lớn, có kích thước như quả bóng chày.
Khu vực quanh năm tuyết phủ đã giúp thi thể của đoàn người được bảo quản |
Năm 2004, các nghiên cứu đã cho rằng, các vết nứt trên xương sọ chứng tỏ họ bị tấn công từ trên cao cùng với địa hình bằng phẳng, không chỗ trốn của thung lũng đã khiến cả đoàn người bỏ mạng.