Ngọn núi cao 2890m nổi lên uy nghi từ thung lũng Rift ở Đông Phi, được người dân bản địa gọi đó là “Núi của Chúa”, có những đặc tính cực kì lạ lùng không giống với bất kì ngọn núi lửa nào khác trên thế giới.
ảnh minh họa
Ol Doinyo Lengai là một ngọn núi lửa đang hoạt động nằm trong khu vực thành phố Arusha thuộc quốc gia Tanzania. Dung nham phun trào ra tại ngọn núi Ol Doinyo Lengai không giống với bất kỳ ngọn núi lửa nào khác. Hầu hết các ngọn núi lửa cho ra dung nham bazan, nhưng Ol Doinyo Lengai là ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới cho ra dung nham natrocarbonatite - một loại nham thạch giàu natri hiếm và các khoáng chất kali cacbonat, nyerereite và gregoryite. Các khoáng chất ở núi lửa Ol Doinyo Lengai rất hiếm thấy, chưa có tên trong sổ ghi chép địa chất, và thậm chí còn ít phổ biến hơn trên bề mặt chất lỏng.
Do thành phần hóa học trong dung nham này không bình thường, dung nham được phun trào ở mức nhiệt độ khá thấp, khoảng chừng 500 - 600 °C, chỉ bằng một nửa nhiệt độ của dung nham bazan phát sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy trong các hình ảnh núi lửa trên thế giới. Nhiệt độ này quá thấp đến mức dung nham nóng chảy xuất hiện màu đen dưới ánh nắng mặt trời, thay vì màu đỏ.
Natri và khoáng chất kali cacbonat chứa trong dung nham của núi lửa Ol Doinyo Lengai ở trạng thái khan và phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với độ ẩm trong không khí. Dung nham màu nâu đen hoặc đen, tro bắt đầu chuyển sang màu trắng trong vòng vài giờ phun trào khi các khoáng chất chứa trong đó hấp thụ với nước. Sau khoảng sáu tháng với sự giúp đỡ của các yếu tố bên ngoài, dung nham phân hủy thành cát vàng nâu. Chính kết quả này khiến cho cảnh quan núi lửa Ol Doinyo Lengai trở thành duy nhất, khác biệt với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Do sự thiếu vắng của các phân tử silic cấu tạo bên trong dung nham núi lửa nên những thành phần chất khác còn lại trong dung nham tan chảy dễ dàng và ít có nhớt, sền sệt hay lầy nhầy như thường thấy ở những núi lửa khác trên thế giới.
Nhiệt độ natrocarbonatites thấp, đồng nghĩa với việc người ta có thể đứng gần ngọn núi lửa này nghiên cứu mà không cần thiết bị bảo vệ. Đây là một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của Ol Doinyo Lengai đối với các nhà địa chất. Gần không có nghĩa là bạn có thể hốt dung nham lên. Tiếp xúc trực tiếp với dung nham sẽ đốt cháy quần áo và xuyên qua da của bạn. Hơn nữa chất lỏng tại ngọn núi lửa này không bình thường, nó có thể xâm nhập vào nhà thám hiểm trong một vài giây.
Nhưng so với núi lửa phá hoại khác thì Ol Doinyo Lengai được xem là lành tính, đôi khi được ví như “núi lửa đồ chơi" bởi vì các tế bào hình nón nhỏ bên trong miệng núi lửa thường chỉ tạo ra một vụ phun trào nhỏ vô hại, kèm theo dung nham bắn ra tung té trông như bùn đất. Hoạt động này thường tập trung tại một hay nhiều gò thấp của núi lửa, hoặc ở những chỗ hình nón đã được hình thành trên thềm núi lửa trong vụ phun trào trước đó.
Việc phun trào thường xảy ra trong ao dung nham mở, có thể bị tràn hoặc có thể không. Dung nham chảy từ các khe hở, vết nứt bên trong hay gần các đáy của các tế bào hình nón, dung nham bắn tung té hay bắt nguồn từ các lỗ thông hơi tại các đỉnh gò thấp của núi lửa. Hoạt động này được cho là một chức năng của hệ thống ống nước của miệng núi lửa, mức độ dung nham trong hệ thống ống nước và hàm lượng khí của mắc ma.
Nham thạch kỳ lạ này đã được xác định lần đầu tiên trong những năm 1960, vì ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai quá dốc và đi bộ đến ngọn núi này quá gian khổ và đầy khó khăn, khiến cuộc hành trình thám hiểm khoa học trở nên vô cùng hiếm hoi. Chỉ đến năm 1966, hai nhà địa chất JB Dawson và GC Clark đã nỗ lực đến được ngọn núi đang hoạt động này và gặt hái được những thành công trong bước đầu nghiên cứu.
Hình ảnh từ ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai:
Người ta chỉ nhìn thấy màu đỏ của dung nham của núi lửa Ol Doinyo Lengai chỉ vào ban đêm. |
Gò núi lửa. |