Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Lạ lùng tục chia tài sản cho người chết Lạ lùng tục chia tài sản cho người chết , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - “Ngày xưa bà con dân làng có nhiều tài sản quý giá lắm, nhưng vì thương nhớ người chết nên đã chia cho người chết gần hết rồi...”.

Với người Bahnar ở đại ngàn Tây Nguyên, khi có người thân chết, những người còn sống hàng ngày vẫn lo cơm ăn, nước uống cho người đã khuất; chia tài sản cho họ với suy nghĩ “mình thương nó thì nó mới thương mình”.

Người Bahnar quan niệm rằng, chết chưa phải là hết, chết chỉ là cuộc hành trình giải thoát mọi đau khổ trần ai để đi đến một thế giới mới - thế giới cực lạc. Và để đi đến thế giới đó, người chết phải cần có “thời gian” và tài sản để sử dụng. Chính vì vậy, người còn sống luôn lo chu toàn cho người chết cho đến khi làm lễ bỏ mã, để chấm dứt toàn bộ mối quan hệ ràng buộc giữa người chết với người sống.

Già làng Đinh HMưng (làng Mơ H’ra, xã Kon Lơng Khơng, Kbang, Gia Lai) chia sẻ: “Nó (người đã khuất - PV) cũng như mình vậy, cũng phải có tài sản để dành lúc ốm đau, phải có dụng cụ để sản xuất và dùng hàng ngày. Mình yêu thương nó thì nó mới yêu thương mình”.

Vì lẽ đó, khi gia đình nào có người chết, người còn sống sau khi lo hậu sự sẽ tiến hành chia tài sản cho “con ma”. Tất cả tài sản của “con ma” lúc còn sống sẽ được người thân chia cho như chiêng, ghè, bát, nồi, rìu… Những thứ này sẽ được người thân chôn xuống đất hoặc treo lên nhà mả của người đã khuất.

 

Già làng Đinh HMưng bên những tài sản mà sau này khi ông mất đi, ông sẽ được chia
Già làng Đinh HMưng bên những tài sản mà sau này khi ông mất đi, ông sẽ được chia

 

Sau khi chia tài sản để “con ma” sử dụng, hàng ngày người thân sẽ thay phiên nhau mang cơm, nước ra nhà mả để cúng và đốt lửa cho người nằm dưới mồ. Sau đó, họ sẽ ngồi cả tiếng, thậm chí nửa ngày trời để khóc thương, để kể cho người đã khuất nghe tất cả mọi chuyện xảy ra trong làng, trong gia đình mình, từ chuyện làm rẫy đến ăn uống trong gia đình. Cứ như vậy, việc cúng cơm, nước và các cuộc trò chuyện giữa người thân với “con ma” sẽ diễn ra hàng ngày cho đến khi gia đình chuẩn bị được đồ vật để làm lễ bỏ mả.

“Mình cho người chết tài sản thì mai mốt mình cũng phải chết đi, lúc đó người còn sống họ cũng sẽ cho lại mình như vậy”, già HMưng giải thích.

 

Một ngôi mộ với những tài sản được chia
Một ngôi mộ với những tài sản được chia

 

Tình cảm của họ đối với “con ma” không chỉ dừng lại ở việc chia tài sản, cúng cơm, trò chuyện với người đã khuất. Mà suốt những ngày, tháng sau đó, người thân trong gia đình luôn cố gắng làm lụng vất vả, nuôi bò, heo và trồng nhiều lúa, nhiều mì… tạc tượng nhà mồ, để chuẩn bị cho lễ bỏ mả, giúp người đã khuất có hàng trang đi về thế giới cực lạc.

Khi những thứ này đã có đủ để cho toàn bộ dân làng đến ăn uống, tham gia lễ bỏ mả trong vòng 3 ngày 2 đêm, người thân sẽ tổ chức lễ bỏ mả với mục đích tiễn đưa người chết về thế giới cực lạc, nơi có ông, bà tổ tiên đang cư ngụ. Khi lễ bỏ mả kết thúc cũng là lúc người sống và người chết đã chấm dứt các mối quan hệ ràng buộc. Từ nay, người sống không còn phải cúng cơm, nước, đốt lửa hay nói chuyện với “con ma” nữa. Ngôi nhà mả sẽ không còn ai đến thăm nom nữa.

Ông Đinh DRừng (54 tuổi, Trưởng ban công tác mặt trận làng Mơ H’ra, xã Kon Lơng Khơng) cho biết: “Ngày xưa bà con dân làng có nhiều tài san quý giá lắm, nhưng vì thương nhớ người chết nên đã chia cho người chết gần hết rồi. Chính vì vậy, ngày nay nhiều người xấu ham lợi đã đào trộm mả lên để lấy những tài sản này”.

Thiên Thư


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65246843

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July