Vùng núi thiêng rộng 335 km vuông này là khu vực lớn nhất trên thế giới cấm tất cả phụ nữ và động vật giống cái.
ảnh minh họa
Núi Athos là một bán đảo dành riêng cho các tu sĩ nam ở Hy Lạp. Hơn 1.000 năm nay, nơi này cấm hoàn toàn phụ nữ và động vật giống cái. Nếu bạn muốn đến thăm núi, đầu tiên là gửi bản sao hộ chiếu đến Văn phòng Người hành hương Núi Athos. Mỗi ngày, nơi đây sẽ chỉ chấp nhận 100 người hành hương Chính thống giáo và 10 người không Chính thống đến tham quan. Tất cả họ đều là nam giới và sẽ được ở lại 3 đêm tại một trong 20 tu viện trên bán đảo.
Tất cả phụ nữ sẽ không được cấp phép lên đảo, họ buộc phải ở lại phía sau trong khi bạn bè nam giới lên chiếc phà tại một trong hai bến cảng gần nhất. Hơn 1.000 năm nay, phụ nữ không được phép tiến sát bờ biển 500m.
Vùng đất cấm phụ nữ và động vật giống cái ở Hy Lạp.
Trong cuốn “Núi Athos: Sự tái sinh nơi cực lạc”, Tiến sĩ Graham Speake cho biết một điều lệ có từ thế kỷ thứ 10 tuyên bố tất cả động vật giống cái đều bị loại trừ, nhưng lại không nhắc đến phụ nữ bởi “ai cũng biết phụ nữ không được phép vào tu viện của nam giới”.
Đây là cách đơn giản nhất để đảm bảo những người tu hành trên đảo sống chay tịnh. Điều đó biến Athos trở nên khác biệt với các tu viện khác. Toàn bộ bán đảo “được coi như một tu viện khổng lồ”, giáo sư Graham nói. Nhưng, còn một lý do nữa để nơi này cấm phụ nữ, nó liên quan đến truyền thống của Chính thống giáo.
“Một trong những truyền thuyết kể lại rằng Đức mẹ Maria đã bị thổi bay khi bà cố đi thuyền đến Cyprus và đáp xuống núi Athos. Bà thích nơi này đến nỗi đã cầu xin con trai được giữ làm của riêng, và Chúa đồng ý. Nơi đây vẫn được gọi là “khu vườn của mẹ Chúa trời”, dành riêng cho bà ấy và chỉ có bà ấy là người phụ nữ duy nhất trên núi Athos”, giáo sư giải thích.
Nhiều người đàn ông trên núi chưa từng gặp qua bất cứ người phụ nữ nào.
Quy định này áp dụng cho cả con người và tất cả các loài động vật, trừ động vật bay trên trời và loài mèo. “Có rất mèo ở quanh đảo và có lẽ bởi chúng là những con mèo có tài bắt chuột. Họ nhắm mắt làm ngơ trước thực tế là có cả những con mèo cái”, tiến sĩ Graham nói.
Với lệnh cấm kỳ lạ trên, những sản phẩm từ sữa và trứng sẽ phải đưa từ bên ngoài lên đảo. “Họ ăn rất ít sữa. Chỉ có một chút phô mai. Họ cũng có những quả trứng trong Lễ Phục sinh, những quả trứng gà được sơn màu đỏ. Đó là truyền thống. Và chúng được nhập từ bên ngoài vào bởi chẳng có con gà mái nào trên núi cả”, vị giáo sư cho biết
Không những thế, tất cả các đồ vật từ hình ảnh, quần áo, tranh vẽ… có liên quan đến phụ nữ đều bị coi là hàng cấm. Có những người từ khi mới sinh ra đã được đưa lên đảo, cả đời chưa từng gặp qua bất cứ người phụ nữ nào. Chính vì thế, Athos chẳng khác gì một “nam nhân quốc”, vừa thần bí vừa thu hút.
Ngày nay, Athos đã mở cửa cho khách tham quan, tuy nhiên mỗi ngày chỉ cho phép 100 người Hy Lạp hoặc người theo Chính thống giáo ghé thăm và họ phải có giấy phép đăng ký trước. Những du khách này phải có vẻ ngoài hiền lành, chân thật, trước khi lên núi phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra nghiêm ngặt nhằm tránh tình trạng cải trang. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.
Muốn lên đảo thăm quan phải đăng ký trước và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Những nơi cấm phụ nữ trên thế giới
Đền Sabarimala ở bang Kerala, tây nam Ấn Độ là một trong những nơi cấm phụ nữ trên thế giới. Nơi này cấm phụ nữ từ 10-50 tuổi, đây là độ tuổi có kinh nguyệt. Các nhà vận động hiện đang tìm cách phá vỡ lệnh cấm này tại Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Núi Omine ở Nhật Bản: Khu vực này được coi là thánh địa của những người theo đạo Shugendo, một tôn giáo dân gian của Nhật Bản. Đây cũng là nơi các tín đồ nam kiểm tra đức tin của bản thân thông qua những thử thách thể chất rất khắc nghiệt.
Herbertstrasse ở quận đèn đỏ St Pauli của thành phố Hamburg, nước Đức cũng đặt các biển hiệu: “Không dành cho trẻ chưa thành niên dưới 18 và phụ nữ”.
» Mê mẩn với những cảnh đẹp An Giang khi mùa lũ về
» 16 lý do vì sao cả thế giới yêu Canada, đất nước của những sự kỳ quặc dễ thương