Nhà khoa học Nguyễn Đổng Chi sinh tại làng Ích Hậu, (nay là xã Hậu Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), một vùng đất với những kẻ sĩ giỏi giang và là một địa bàn phong phú về vốn văn hoá dân gian.
Năm 1943, Nguyễn Đổng Chi tham gia phong trào Việt Minh, dưới chính quyền của huyện nhà rồi viết báo, phụ trách Hội văn hoá cứu quốc Nghệ An.
Năm 1946, ông là đội viên đội tự vệ kháng chiến Hà Nội, được điều về Khu IV, làm Giám đốc Nhà xuất bản Dân chủ mới và chuyển sang dạy học.
Từ sau năm 1954, ông ra Hà Nội, chuyên trách việc nghiên cứu, cán bộ Viện Sử học (1959), Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôn (1978), Trưởng ban Hán Nôm, rồi chuyên viên Viện Văn hoá dân gian (1981) cho đến khi mất.
Những ngày đầu hoạt động văn học, Nguyễn Đổng Chi thiên về khuynh hướng sáng tác, ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, truyện ngắn… Đặc biệt cuốn phóng sự “Túp lều nát” (1937) ký tên Nguyễn Trần Ai vạch trần xã hội nông thôn thối nát dưới tay bọn cường hào, và nhiều tác phẩm truyện ký khác.
Sự nghiệp nghiên cứu quan trọng nhất của Nguyễn Đổng Chi là lĩnh vực văn học dân gian, với nhiều tác phẩm lớn như: “ Việt Nam cổ văn học sử”, “Lược khảo thần thoại Việt Nam”, “Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam” (5tập)...
Có công lao với văn hoá Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi cũng nặng tình với quê hương xứ Nghệ, trước cách mạng ông có “Hát dặm Nghệ Tĩnh”, sau 1945 ông có “Vè Nghệ Tĩnh”, dịch sách “Thối thực ký văn” của Trương Quốc Dụng. Đặc biệt, ông là chủ biên bộ sách “Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh” gần 1000 trang.
Hà Tĩnh Online
|