Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Tùng Ảnh - Xã có 1.000 giáo sư, tiến sĩ.. Tùng Ảnh - Xã có 1.000 giáo sư, tiến sĩ.. , Người xứ Nghệ Kiev
 


Tùng Ảnh - Xã có 1.000 giáo sư, tiến sĩ...
An Quỳnh
26/05/2011
Hơn 600 năm qua, Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) nổi tiếng cả nước về truyền thống khoa bảng, mảnh đất của những danh nhân…

Nằm bên bến Tam Soa thơ mộng, nơi gặp nhau giữa 2 con sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu để tạo nên sự khởi nguồn sông La, hơn 600 năm qua, Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) nổi tiếng cả nước về truyền thống khoa bảng, mảnh đất của những danh nhân…
Những ngôi làng vắng thanh niên…
Tùng Ảnh là quê hương của lãnh tụ phong trào Cần Vương Phan Đình Phùng, cố Tổng Bí thư Trần Phú và rất nhiều những anh hùng, chí sĩ, nhà cách mạng, khoa học, nghệ sỹ nổi tiếng khác. Đường về mảnh đất học hành khoa bảng này bây giờ rộng rãi khang trang và thẳng tắp. Đi khắp các ngôi làng trong xã, hiếm hoi lắm chúng tôi mới gặp được một vài thanh niên. Đem chuyện lạ này đi hỏi người trong xã, thì được câu trả lời không lạ tý nào. "Thanh niên ở đây học hành đỗ đạt rồi thoát ly làm ăn ở thành phố cả. Tùng Ảnh là xã thuần nông nhưng làm ruộng không cần đến thanh niên. Mà có cần bói cũng không ra", bà Trần Thị Đào, nhà ở ngay đầu xã nói.
Trong lịch sử, Tùng Ảnh nổi lên với những dòng họ hiếu học nổi tiếng. GS Phan Đức Dương lý giải về truyền thống học hành của ngôi làng này: "Truyền thống hiếu học từ buổi khai nguyên đã tác động nhiều đến các thế hệ người Tùng Ảnh sau này, cho dù họ sinh ra ở những vùng miền khác". Địa danh này có lẽ là xã duy nhất của cả nước được tổ chức một cuộc hội thảo về truyền thống hiếu học với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu.
Tùng Ảnh có 18 làng. Làng nào cũng có người đậu khoa bảng, làng nào cũng có giáo sư, tiến sỹ. Tính đến nay, Tùng Ảnh có trên 1.000 người là giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, trong đó tập trung nhiều nhất vẫn là làng Đông Thái. Nhiều gia đình, các thành viên đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đang giữ các vị trí quan trọng trên mọi miền Tổ quốc, cũng như đang công tác, học tập và làm việc ở nước ngoài. Điển hình như gia đình GS Phan Văn Tài, GS Mai Trọng Lê, GS Phan Anh, GS Phan Mỹ....
Làng khoa bảng Đông Thái, mảnh đất trứ danh về truyền thống hiếu học là một điển hình của sự thiếu vắng thanh niên. Trưởng thôn Đông Thái, ông Nguyễn Xuân Vinh cho biết: "Con em đi học đại học cả, làng lấy đâu ra thanh niên. Dân tôi 70 % là cán bộ hưu trí. 112 hộ thì có tới 45 hộ hưu trí và 50 hộ chính sách. Thử hỏi làm nông được mấy người. Năm trước, làng có 14 cháu đậu đại học. Bước vào đầu năm học này, chưa có thống kê chính thức nhưng cũng thấy các cháu rậm rịch đi học cả rồi".
Ông Phan Thường (ở thôn Đông Thái 2), người đã dày công tập hợp và nghiên cứu truyền thống học hành khoa bảng của quê hương cho biết: "Học hành đậu đạt rồi ra đi làm ăn cũng đúng thôi, chẳng lẽ mang bằng cấp về quê làm ruộng. Tuy thưa vắng người trẻ, nhưng đó là tín hiệu vui và là niềm tự hào của người dân chúng tôi".
Địa linh nhân kiệt


Toàn cảnh khu mộ đồng chí Trần Phú trên núi Quần Hội.
Chỉ tính riêng 4 đời Trần, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn, mảnh đất này đã có 21 nhà khoa bảng, từ cử nhân đến tiến sĩ, chiếm gần một nửa của cả huyện Đức Thọ. Trong đó, làng Đông Thái là một trong những "làng tiến sĩ" của cả nước.
Qua các triều đại và thời kỳ xây dựng đất nước, làng khoa bảng Đông Thái và đất học Tùng Ảnh có hơn 1.000 người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, cử nhân. Mỗi năm trung bình có 100 học sinh vào đại học.
Nằm ở thế đất "sơn thủy hữu tình", Tùng Ảnh là điểm đối xứng giữa cao và sâu, giữa đất và nước. Hiện nay, sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người vẫn hiện hữu qua rặng thông bạt ngàn, qua tên làng: Tùng Ảnh - bóng thông.
Rộng gần 9km², Tùng Ảnh là nơi hội tụ của rất nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng. Với 9 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh cùng nhiều danh thắng, Tùng Ảnh là một trong những xã có nhiều di tích và danh thắng nhất cả nước. Đó là: Bến Tam Soa - địa danh đã đi vào thơ ca nghệ thuật; Đình làng Đông Thái; Đền thờ và mộ Lê Bôi - danh tướng chống quân Minh; Đền thờ Linh Cảm Đại vương Đinh Lễ - đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Minh tại nơi này; Nhà thờ Lưỡng Nguyên Từ Bùi Dương Lịch; Đền thờ cụ Phan Đình Phùng; Khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú...
Về Tùng Ảnh, bây giờ người ta vẫn chưa thôi nói về bí ẩn của mộ cụ Phan Đình Phùng, coi đó như một truyền thuyết. Cho đến giờ, ông Phan Thường vẫn chưa thôi một niềm tin: "Vẫn biết sử sách bao đời nay nói rằng thi hài cụ Phan đã bị thực dân Pháp trộn với thuốc súng bắn xuống dòng sông La, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng trong thời khắc đó đã có người đánh tráo thi hài, để rồi cụ Phan vẫn được yên nghỉ trên rú Son (Phong Châu), quê hương cụ".


Đền thờ cụ Phan Đình Phùng.
Khi hỏi về nhân chứng thì ông Thường chỉ biết lắc đầu: "Thời các nhân chứng còn sống, không ai đề cập đến vấn đề này cả. Bây giờ họ đã qua đời quá lâu rồi". Có lẽ thực hư về mộ thật cụ Phan Đình Phùng vẫn chỉ là truyền thuyết.
Từ đỉnh Quần Hội, nơi yên nghỉ của đồng chí Trần Phú nhìn ra bến Tam Soa, tôi cảm nhận được khí thiêng của mảnh đất phong cảnh hữu tình, mảnh đất của nhiều danh nhân nổi tiếng và 287 người con đã anh dũng hy sinh trong 2 cuộc trường chinh đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bến Tam Soa vẫn còn đó, Tùng Ảnh với 2 dải đất duyên sơn và duyên giang vẫn mãi mãi tồn tại và được biết đến là mảnh đất địa linh nhân kiệt.
Xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh), trước kia là làng Yên Việt, sau đổi thành Châu Phong, rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh.
Trong các làng thuộc xã Tùng Ảnh, Đông Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay: Họ Phan (có Phan Đình Phùng, Phan Trọng Tuệ, Phan Anh, Phan Mỹ); Họ Hoàng; Họ Bùi; Họ Trần (Trần Phú); Họ Kiều; Họ Đinh (Đinh Liệt, Đinh Lễ); Họ Lê; Họ Nguyễn (Nguyễn Biểu)...
Ảnh đầu bài: Cổng vào Làng khoa bảng Đông Thái

sưu tầm


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65161852

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July