Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  PHAN CHÂU TRINH: “NHÀ CÁCH MẠNG HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT NAM” PHAN CHÂU TRINH: “NHÀ CÁCH MẠNG HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT NAM” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 
 
Ngày 24-3-1926, cách đây đúng 80 năm, một tin chấn động loan khắp nước: chí sĩ Phan Châu Trinh đã qua đời. Ngày 4-4 tiếp liền đó, tại Sài Gòn, đã diễn ra đám tang của ông, mà Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đã báo cáo với Quốc tế Cộng sản là “trong lịch sử người An Nam chưa từng được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”.
 
Có mấy tư liệu về số người dự đám tang Phan Châu Trinh: 30.000 người, 100.000 người, 140.000 người. Dù là con số nào thì đấy cũng là một cuộc xuống đường vĩ đại của người Sài Gòn - Chợ Lớn. Và hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự tang lễ, rồi trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu: thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chủ nghĩa thực dân.
 
Vì sao cái chết của con người ấy đã có thể gây ra trận “động đất” dữ dội đến vậy?
 
Huỳnh Thúc Kháng, cùng Trần Quý Cáp là hai người đồng chí thân thiết nhất của Phan Châu Trinh, dường như đã trả lời câu hỏi đó bằng đánh giá sau đây, thoạt nghe có thể rất lạ; ông viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”.
 
Nên chú ý: ông không nói “nhà yêu nước”, cũng không nói “người chiến sĩ giải phóng dân tộc”, những danh hiệu cũng hết sức cao quý. Nhà cách mạng - khác với người yêu nước, người chiến sĩ giải phóng dân tộc - là người chủ trương không chỉ chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước; nhà cách mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ một xã hội này sang một xã hội khác, khác tận gốc, về cơ bản.
 
Phan Châu Trinh là một người như vậy. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận ra một cách sáng rõ, toàn diện, có hệ thống và triệt để nhất cuộc toàn cầu hóa đang diễn ra thời bấy giờ trên thế giới, cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất; thế giới đã thay đổi một cách căn bản, đã bước sang một thời đại khác; và Việt Nam đã thua, nước mất, dân tộc lâm vào cảnh nô lệ tàn khốc, mọi cuộc vùng dậy cứu nước đều thất bại bi thảm... chính là vì đã u mê mịt mù không hề nhìn thấy được thực tế mới to lớn đó.
 
Từ đó, cách đặt vấn đề của Phan Châu Trinh khác và vượt lên hẳn một tầm cao hoàn toàn mới: ông không chỉ dừng lại ở vấn đề độc lập dân tộc, ông đặt vấn đề độc lập dân tộc trong một phạm trù rộng, xa và cơ bản hơn nhiều: phát triển dân tộc, trong một thời đại đã thay đổi về cơ bản. Thậm chí còn có thể nói rõ hơn nữa: ông chủ trương đưa dân tộc lên tầm cao mới, để hội nhập cùng thế giới mới, phát triển trong thế giới mới đó. Và đấy là con đường cứu nước duy nhất, căn bản và bền vững nhất, theo ông.
 
Vậy nên, bài học đầu tiên của Phan Châu Trinh là bài học về một tầm nhìn chiến lược, chiến lược thời đại. Chính từ đó ông chủ trương một cuộc cách mạng xã hội chứ không chỉ là một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm riêng rẽ, cụ thể.
 
Tình thế của chúng ta ngày nay đương nhiên đã khác rất xa thời Phan Châu Trinh. Nhưng lại vẫn có một điều tương tự và là rất cơ bản: chúng ta cũng lại đang đứng trước một cuộc toàn cầu hóa, cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai. Lại một lần nữa đặt ra với chúng ta vấn đề tầm nhìn thời đại.
 
Cũng từ đó, bài học thứ hai: vì vô cùng yêu nước, vô cùng đau đáu với số phận của dân tộc nên không hề mị dân, không “tự hào” hão một cách mù quáng, tự đánh lừa mình và đánh lừa quần chúng, Phan Châu Trinh là người dám nhìn thẳng vào những yếu kém chết người của dân tộc, hết sức quyết liệt, triệt để.
 
Và quan trọng hơn nữa, ông đi tìm những nhược điểm chết người đó ở chính chỗ cơ bản nhất của xã hội.
 
Về điều này, Hoàng Xuân Hãn đã có phân tích rất sâu sắc; ông nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đưa đến mất nước, bị nô lệ ngày càng khốc liệt, là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới mẻ để tìm lối thoát cho con đường cứu nước”. 

Phong trào của Phan Châu Trinh được gọi là phong trào Duy tân, đổi mới, và trước hết, cơ bản nhất là đổi mới về văn hóa.
 
Hơn 60 trường được lập ra ở Quảng Nam, hoàn toàn dạy và học theo lối mới, mạnh mẽ Âu hóa, chủ trương thực học triệt để, và nhằm đào tạo nên những con người dám và biết tư duy tự do, sống tự do, trong một xã hội tự do...
 
Chính cuộc gieo tri thức mới vào quảng đại quần chúng đó, chỉ trong không đầy năm năm, từ năm 1903 đến năm 1908, đã tạo nên cuộc Trung kỳ dân biến long trời lở đất, làm rung chuyển cả chế độ thống trị thực dân ở Đông Dương, chấn động cả sang chính quốc Pháp, là một báo hiệu sớm của công cuộc Cách mạng Tháng Tám về sau này.
 
Một đỉnh núi cao thì càng đi ra xa càng thấy rõ hơn chiều cao của nó, và những dòng sông bắt nguồn từ đỉnh núi như vậy sẽ chảy đi rất xa. Những tư tưởng cơ bản của Phan Châu Trinh còn nóng hổi với hôm nay, thậm chí càng sống dậy sinh động hơn trong những ngày này, khi chúng ta lại một lần nữa đứng trước những thách thức mới của phát triển.
 
Tầm nhìn xa mang tính thời đại tỉnh táo, sáng suốt đến kinh ngạc của ông, sự dũng cảm, quyết liệt của ông trong tự vấn dân tộc, tính triệt để của ông trong chủ trương giải quyết tận gốc vấn đề cơ bản nhất của phát triển dân tộc - vấn đề nền tảng văn hóa, chủ trương “cách mạng tân văn hóa của ông”... Nhà sử học Pháp Daniel Héméry quả đã nói rất đúng: “...Những nan đề do Phan Châu Trinh xác định từ đầu thế kỷ XX, các thế hệ người Việt Nam còn phải đảm nhận lâu dài”.
 nguồn- cuocsongviet.com.vn


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65082951

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July