Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  NGUYỄN CÔNG TRỨ - NGƯỜI KHAI SINH HAI MẢNH ĐẤT “NÚI VÀNG, BIỂN BẠC” NGUYỄN CÔNG TRỨ - NGƯỜI KHAI SINH HAI MẢNH ĐẤT “NÚI VÀNG, BIỂN BẠC” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 


Nguyễn Công Trứ (1778-1859) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hy Văn, quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), đỗ giải nguyên khoa Kỷ Mão đời vua Gia Long 1819.

 

Lúc đầu, ông làm Biên tu ở sử quán rồi lần lượt trải nhiều chức quan khác nhau. Đời làm quan của ông khá lận đận bị cách chức đến 5 lần nhưng ông lại vươn lên và được trọng dụng. Ông là người giỏi việc binh có tài văn học, tài kinh bang tế thế.

Vào tháng 3 năm Mậu Tý đời vua Minh Mạng khi đang là Tả Thị lang bộ hình, Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ trình bày nhiều việc trong đó có việc: “Vỡ ruộng hoang cho dân nghèo”. Nguyễn Công Trứ tâu rõ: “Hiện ở Nam Định các huyện Giao Thủy, Chân Định, ruộng bỏ hoang mênh mông bát ngát không biết mấy ngàn mẫu, nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn. Thêm nữa bãi Tiền Châu hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt, nay cho khai hoang lập làng, không những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác”. Từ mối lợi đó, Nguyễn Công Trứ đề nghị cụ thể: Những đất hoang có thể khai khẩn được thì cho những người địa phương giàu có chia nhau trông coi cùng làm... Mộ được 50 người thì thành lập một làng cho làm lý trưởng. Mộ 30 người thì lập một ấp cho làm ấp trưởng. Mọi nhà đều được chia đất, cấp tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ, lại lượng cấp tiền gạo, lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn. 3 năm thành ruộng chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc đề phòng năm mất mùa cho dân vay...”.

Tờ sớ của Nguyễn Công Trứ được nhà vua cho các đình thần bàn, cuối cùng nhà vua đã y sớ, giao cho Nguyễn Công Trứ chức Dinh điền sứ để tổ chức việc khai hoang. Có lệnh vua, Nguyễn Công Trứ đến vùng biển Nam Định chiêu tập dân nghèo và dân lưu vong các nơi, chỉ 6 tháng sau đã có 2.350 người đến lập nghiệp khai khẩn được 18.970 mẫu, thành lập 14 làng, 27 ấp, 20 trại (làng có diện tích 600 mẫu, ấp là 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu). Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828) triều đình cho đặt tên là huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, trấn Nam Định (nay huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình).

Lập xong huyện Tiền Hải, Nguyễn Công Trứ lại dâng sớ lên nhà vua xin được khai khẩn ở đất Yên Khánh, Yên Mô (Ninh Bình). Triều đình đã chấp nhận và giao việc này cho Nguyễn Công Trứ. Sau thời gian độ nửa năm, với tài tổ chức của ông, vùng đất hoang hóa ven biển Ninh Bình đã được mở với 14.620 mẫu cấp cho 1.260 người lập được 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng. Tháng 3-1829 triều đình đã cho vùng đất khai hoang thành lập huyện mới lấy tên là huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Ngày nay, sử sách còn mãi khắc ghi công lao to lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, trong việc khai phá bãi biển lập nên 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn, cùng với cách bố trí hệ thống thủy lợi rất khoa học, cách bố trí dân cư rất hợp lý. Dân ở 2 huyện trên đều đã lập đền thờ Nguyễn Công Trứ để hàng năm hương khói tri ân người đã khai sinh ra mảnh đất “Núi vàng, biển bạc” ở đồng bằng Bắc bộ

nguồn cuocsongviet.com


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65971539

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July