Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI DI TÍCH QUÊ HƯƠNG NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI DI TÍCH QUÊ HƯƠNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ngoài tuổi “bát thập”, sức khỏe đã yếu, nhưng tấm lòng của cụ đối với di tích, với truyền thống quê hương thì vẫn còn nhiệt huyết. Cụ là cựu giáo chức Trần Hữu Thung (83 tuổi) ở xóm Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Gặp cụ trong một lần về tìm hiểu nét xưa của vùng quê Yên Lạc, cụ vui vẻ dẫn chúng tôi đi tham quan và giới thiệu cặn kẽ về các di tích lịch sử ở quê hương. Cụ vốn là giáo viên dạy Toán ở trường THPT, từng công tác ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa… Sau hàng chục năm ngược xuôi miệt mài với công việc dạy chữ, trồng người, năm 1991, cụ về nghỉ hưu, an dưỡng tuổi già tại quê hương. Làng Yên Lạc – quê cụ, trước kia là một vùng quê giàu trầm tích văn hóa với nhiều đền đình, miếu mạo, nhưng do chiến tranh bom đạn và cả sự tàn phá của con người, ngày cụ về các di tích này chỉ còn lạị những sân nền đổ nát. Sống giữa quê hương, với tình yêu tha thiết những giá trị truyền thống, cụ đã xúc tiến một quá trình vận động khôi phục lại các di tích này.

Theo cụ Thung, những ngày đầu, manh nha việc khôi phục các di tích thật khó khăn, phần vì chính quyền địa phương chưa chấp thuận, phần vì kinh phí ngặt nghèo… Cụ từng bước tìm hiểu các di tích, vừa thuyết phục cán bộ địa phương, vừa vận động người dân, những người con xa quê làm ăn nên nổi, đóng góp tái thiết lại các công trình cổ của làng. Nhờ uy tín của cụ, mà “công cuộc” khôi phục lại đền, đình của ban vận động được nhiều người ủng hộ, sẵn sàng đóng góp công sức, tiền bạc, gỗ, ngói...để xây dựng. Các đền đình xưa của làng Yên lạc là nơi thờ tự các vị thần có công với làng, với nước, một số trong đó, còn là chứng tích lịch sử của những năm hoạt động bí mật, là nơi cất dấu tài liệu, lương thực, thực phẩm, nơi trú ẩn, hoạt động của cán bộ cách mạng.

Cụ Thung cho biết, tùy vào điều kiện cụ thể, mà đền hay đình sẽ được làm bằng gỗ hay bê tông cót thép, cứ hoàn thiện công trình này lại tiếp tục vận động xây dựng công trình khác. Bắt đầu từ đền Nhà Bà (2003) đến đền Cút (2016), sau 14 năm triển khai, gần chục công trình là đền, đình, phủ… trên đất Yên Lạc xưa đã được khôi phục: đền Bùi Sơn, đền Cả, đền Hai, đền Ba, đền Đức Ông, đình Yên Lạc… Những công trình to, đẹp với nhiều hạng mục như phủ Yên Thượng phải thi công trong nhiều năm, qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành. Từ một vùng quê “sạch” bóng di tích, nhờ sự hoạt động tích cực của cụ Thung và những người tâm huyết, làng Yên Lạc đã lấy lại được vẻ đẹp xưa của một thời “trong đền, ngoài đình” cổ kính, sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng an vui.

Không chỉ đóng góp công sức cho việc khôi phục lại các di tích, cụ Thung còn cố gắng “dựng” lại thần phả cho các ngôi đền. Cụ bỏ công tìm đọc các tư liệu lịch sử, tìm hiểu thực tế trong dân gian, có khi ra tận Hà Nội để lấy thông tin, rồi viết thành bài khái quát về các di tích. Cụ cho in thần phả thành những cuốn nhỏ, bọc nilon cẩn thận lưu giữ tại các đền để làm tư liệu. Ông Lê Văn Quế (57 tuổi) xóm Yên Xuân, người trông coi đền Nhà Bà cho biết: “Tôi rất ngưỡng mộ cụ Thung. Nhờ những người như cụ mà các ngôi đền ở đây đã được xây dựng lại, có thần tích rõ ràng”.

Cụ Thung còn dành nhiều thời gian để sưu tầm và viết tác phẩm “Yên Lạc quê hương tôi” – một cuốn sử làng bằng cả tấm lòng chân thành nhất. Trong tuyển tập này, cụ tập trung giới thiệu về đất và người Yên Lạc từ khi lập làng cho đến hôm nay, trong đó có các phần viết về những dòng họ, những xóm làng, những di tích, những đóng góp của người dân Yên Lạc cho cách mạng... Cụ đã in tác phẩm này thành nhiều cuốn và phát cho mỗi xóm một cuốn, với mong muốn sẽ góp phần giúp mọi người, nhất là những người con Yên Lạc hiểu hơn về truyền thống quê hương. “Nếu không ai viết lại truyền thống của làng thì lịch sử và những gì tốt đẹp của quê hương sẽ dần mai một” – cụ Thung chia sẻ.

Trăn trở, mong mỏi lớn nhất hiện nay của cụ là “Cụm di tích của làng Yên Lạc, những cây trôi, đình làng, nhà bà Đồ Yến… được công nhận di tích lịch sử cách mạng, để tương xứng với công lao của người dân nơi đây đã đóng góp công sức cho cách mạng trong việc nuôi dấu cán bộ, bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, Huyện ủy khi về đóng trụ sở ở làng những năm 1930 – 1931”. Cụ đã từng viết bài trên báo Nghệ An nói về tâm nguyện của cụ Võ Thúc Đồng – cố Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An về quê hương Yên Lạc, đã từng gửi đơn đến Tỉnh ủy, Huyện ủy đề nghị xác nhận sự đóng góp của làng Yên Lạc cho cách mạng. Cụ cho biết: “Quê tôi được thừa nhận trong sử sách là vùng quê cách mạng nhưng chờ mãi vẫn chưa được công nhận, chưa được đón Bằng Di tích lịch sử. Tôi hi vọng một ngày không xa, nhà bia Yên Lạc sẽ được khởi dựng gần cây trôi cổ thụ của làng”.

Nói về cụ Thung, anh Võ Văn Thanh, cán bộ Văn hóa xã Thanh Ngọc nhận xét: “Cụ Thung là một người am hiểu về quê hương, nhất là văn hóa truyền thống. Nhờ cụ mà nhiều giá trị văn hóa tại địa phương được khôi phục, gìn giữ và bảo tồn trong quá trình xây dựng nông thôn mới”.
An Nam


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66028504

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July